Sau đây là một số mẹo nhỏ mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng để giúp những đứa con chấm dứt các trận chiến.
Dạy con qua những nhân vật cổ tích, phim hoạt hình
Hãy giúp các con có cái nhìn thiện chí về tình cảm gia đình , tình anh em ruột thịt, được tiếp xúc với những câu chuyện liên quan đến việc giải quyết xung đột, lòng vị tha và tầm quan trọng của gia đình. Tất cả những thông điệp này đều được mô phỏng nhiều trong các phim hoạt hình, sách thiếu nhi, những câu chuyện cổ tích.
Nếu con cái bắt đầu đánh nhau, hãy giúp các con nhớ lại câu chuyện kể tối qua, về cách Lọ Lem tha thứ cho cô em gái của mình, về việc Harry Porter cuối cùng đã làm hòa với anh họ Dudley trong bản gốc. Đây là cách giúp con ngừng chiến với nhau.
Đưa ra hình phạt
Bạn có thể để sẵn một chiếc lọ và đưa ra quy định. Nếu các con đánh nhau thì sẽ phải bỏ tiền phạt (số tiền này do phụ huynh quy định) vào chiếc lọ. Hoặc nếu các con chưa đến tuổi xài tiền, có thể thay thế bằng cách làm việc nhà. Ai không ngoan sẽ phải làm việc nhà. Ý tưởng này có thể làm giảm bớt số lần các con tham chiến với nhau. Đơn giản vì chúng sợ mất tiền và sợ làm việc nhà.
Viết thư
Sau khi trận chiến của các con kết thúc, bạn có thể bảo chúng ngồi xuống và viết ra hết cảm xúc của mình. Điều này cho phép trẻ chia sẻ cảm xúc, cảm thấy mình quan trọng và nhanh hết giận. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, đây cũng là cách để “trị” con, vì con không thích viết những bức thư này. Và, nó sẽ khiến việc đánh nhau trở nên ít hấp dẫn hơn.
Dành những khoảng thời gian riêng cho từng đứa con
Làm những điều đặc biệt với từng đứa trẻ có vẻ như sẽ khiến chúng ghen tị, nhưng nó mang đến những lợi ích nhất định. Sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc các con ngang nhau sẽ dạy cho bọn trẻ rằng các con đều là vật báu của cha mẹ, các con không nhất thiết phải đánh nhau để được cha mẹ chú ý. Chỉ cần chắc chắn rằng mỗi đứa trẻ đều nhận được sự chú ý như nhau, tất cả vấn đề sẽ được giải quyết.
Không bênh vực đứa nhỏ mà bỏ rơi đứa lớn
Thay vì bênh vực đứa nhỏ hơn và la mắng đứa lớn, cha mẹ nên huấn luyện các con tự giải quyết vấn đề hoặc tự bày tỏ nhu cầu với nhau. Việc bạn bảo vệ đứa nhỏ nhất trong nhà đồng nghĩa với việc anh/chị của nó sẽ cảm thấy bất công, căm ghét em mình hơn. Điều này hoàn toàn không tốt.
Cùng con giải quyết vấn đề
Nếu nhận thấy các con đang chuẩn bị hoặc đang đánh nhau, hãy tìm cách tạo sự kết nối giữa những đứa trẻ. Cha mẹ có thể bày ra một câu đố, một bài tập hoặc trò chơi để các con tìm ra đáp án. Trẻ con thật lạ, chúng rất hay giận dỗi nhưng cũng quên đi cực nhanh. Việc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để tìm ra câu đố của cha mẹ sẽ khiến chúng lại chung sống hòa bình như chưa từng có chuyện xảy ra.
Thường xuyên cho con ra ngoài
Hãy cho con biết rằng dù ở bất cứ đâu, đánh nhau hay la hét cũng là không đúng. Ra ngoài, có nhiều điều hấp dẫn con hơn là chiến đấu, khẩu chiến với anh chị em của mình.
Đi du lịch cùng nhau
Đây là cơ hội để kết nối các thành viên trong gia đình. Thật ra, không nhất thiết phải đi du lịch xa thì mới tạo được sự gắn kết này, đôi khi cha mẹ chỉ cần đưa các con đi cắm trại cuối tuần hoặc đến các địa điểm vui chơi, sở thú cũng vô cùng thú vị.
Đừng kiệm lời khen con
Thật vậy, không nên chỉ la mắng con lúc con làm sai hoặc chỉ khen con khi con có thành tích tốt. Đôi khi thấy các con vui vẻ nô đùa cùng nhau, giúp đỡ nhau việc nhà, bạn cũng có thể khen ngợi hoặc thưởng cho con. Nó giống như một lời khích lệ, làm anh chị em hòa thuận với nhau hơn.
Thực hiện giải pháp Goldilocks
Theo đó, cha mẹ hỏi ý kiến các con, quan điểm của các con về vấn đề đang diễn ra là nhỏ, trung bình hay là việc lớn. Khi suy nghĩ, con sẽ có thể nhận ra rằng, chúng đang tự tạo ra một ngọn núi to từ một nốt ruồi bé tý. Thông qua đó, chúng sẽ tự giải quyết và làm hòa với nhau.
Anh chị em ruột trong nhà đánh nhau, cãi nhau có phải là điều xấu?
Theo Marian Edelman Borden, tác giả của The Baffled Parent Guide Guide to Sibling Rivalry nghĩ rằng một vài trận chiến đấu, xung đột giữa anh chị em trong nhà không hoàn toàn có hại. Đôi khi chính những điều đó là tiền đề để hình thành một nhân cách tốt vì nó dạy cho các con cách thỏa hiệp, hợp tác với nhau và yêu thương nhau hơn.
Cuối cùng, điều quan trọng là trẻ em học được những bài học như cách giải quyết vấn đề của chính mình bằng cách sử dụng lời nói thay vì lao vào đánh nhau, thể hiện bản thân và ý kiến của mình, và nhận ra rằng mình đã may mắn như thế nào khi có anh chị em.
Theo Brightside.me