Chiến tranh và biến đổi khí hậu đã làm cho loại mật ong 'tốt nhất thế giới' của Yemen dần biến mất

Kể từ 2014, chiến tranh nổ ra, cộng với việc biến đổi khí hậu đã đẩy nghề nuôi và bán mật ong - từng là một ngành kinh doanh béo bở của Yemen - dần biến mất khỏi thị trường thế giới.

Mohammed Saif, một người nuôi ông ở thành phố Taiz nằm ở Tây Nam Yemen, nói công việc nuôi và buôn bán mật ong gia truyền của mình "đang dần biến mất".

"Những con ong đang bị tấn công bởi những hiện tượng kỳ lạ. Đó là do biến đổi khí hậu hay do ảnh hưởng của chiến tranh? Chúng tôi thực sự không biết", ông nói.

Chiến tranh và biến đổi khí hậu đã làm cho loại mật ong 'tốt nhất thế giới' của Yemen dần biến mất - Ảnh 1.

Một người nuôi ong người Yemen cầm một tổ ong tại một trang trại của mình ở thành phố Taiz.

Yemen, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, đã bị ảnh hưởng bởi một cuộc xung đột thảm khốc kể từ năm 2014 giữa lực lượng Houthis được Iran hậu thuẫn và lực lượng chính phủ được hỗ trợ bởi liên minh quân sự do Ả Rập Xê út dẫn đầu.

Hàng trăm nghìn người Yemen đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh, bệnh tật và suy dinh dưỡng trong 8 năm qua, trong khi cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề.

Một thỏa thuận đình chiến mong manh do Liên hợp quốc làm trung gian đã bắt đầu có hiệu lực kể từ tháng 4 đã mang lại một số thời gian yên bình cho đất nước vốn đang mệt mỏi bởi chiến tranh.

Chiến tranh và biến đổi khí hậu đã làm cho loại mật ong 'tốt nhất thế giới' của Yemen dần biến mất - Ảnh 2.

Một người nuôi ong ở Yemen sử dụng khói để xua đuổi đàn ong khi kiểm tra các tổ ong tại trang trại của mình.

Tại thành phố, ông Saif gần đây đã tổ chức lại đàn ong của mình trong một thung lũng được bao quanh bởi núi đá gồ ghề.

Trước chiến tranh, Saif cho biết, gia đình đã quản lý 300 tổ ong và bây giờ, con số này chỉ còn lại 80.

Các chuyên gia coi mật ong Yemen là một trong những loại mật ong tốt nhất trên thế giới và được đánh giá cao với các đặc tính chữa bệnh của nó.

Các chuyên gia coi mật ong Yemen là một trong những loại tốt nhất trên thế giới, trong đó có loại mật Royal Sidr được đánh giá cao với các đặc tính chữa bệnh.

Liên Hợp Quốc cho biết, mật ong đóng một "vai trò quan trọng" trong nền kinh tế của Yemen, với 100.000 hộ gia đình phụ thuộc vào mật ong để kiếm sống. Nhưng "những thiệt hại to lớn đã gây ra cho ngành này kể từ khi xung đột bùng nổ", Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) cho biết trong một báo cáo vào tháng Sáu.

Trên hành trình hút mật từ cây Sidr, những chú ong thợ phải bay một quãng đường rất xa khoảng 46.000km gần bằng với nửa vòng trái đất một cách liên tục để thu hoạch được 100 gram Mật Ong Sidr. Bởi vì khoảng 70% Mật Ong Sidr được tiêu thụ trên mỗi 3km hành trình bay nên não bộ của những chú ong này có khả năng ghi nhớ chính xác.

ICRC cho biết: "Xung đột vũ trang và biến đổi khí hậu đang đe dọa tính liên tục của phương thức sản xuất có 3.000 năm tuổi".

"Những làn sóng di dân liên tiếp để chạy trốn bạo lực, tác động của ô nhiễm bởi vũ khí đối với các khu vực sản xuất và biến đổi khí hậu đang đẩy hàng nghìn người nuôi ong vào tình thế bấp bênh, làm giảm đáng kể sản lượng", báo cáo cho biết thêm.

Saif biết quá rõ.

"Năm ngoái ở làng chúng tôi, một quả tên lửa đã tấn công vào khu vực nuôi ong của một nông dân. Anh ấy đã mất tất cả", Saif nói.

"Chiến tranh đã tác động rất xấu đến chúng tôi. Các chiến binh đã nhắm mục tiêu đến nhiều khu vực nuôi ong", ông nói thêm.

Chiến tranh và biến đổi khí hậu đã làm cho loại mật ong 'tốt nhất thế giới' của Yemen dần biến mất - Ảnh 4.

Liên Hợp Quốc cho biết mật ong đóng một 'vai trò quan trọng' trong nền kinh tế của Yemen, với 100.000 hộ gia đình phụ thuộc vào nó để kiếm sống.

Bashir Omar, một người thuộc ICRC, cho biết xung đột đã hạn chế khả năng di chuyển để tìm mật hoa của của những người nuôi ong.

Mìn và chiến sự đang hoạt động là một trong những thách thức mà họ phải đối mặt.

"Nhiệt độ tăng trong những năm gần đây, kết hợp với những thay đổi nghiêm trọng đối với môi trường, đang làm xáo trộn hệ sinh thái của loài ong do nó ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của thực vật", báo cáo của ICRC cho biết thêm.

Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cho biết trong một báo cáo vào tháng 6: "Những tổn thất to lớn đã gây ra cho ngành kể từ khi nổ ra xung đột".

Ngoài ra, cũng theo báo cáo của tổ chức nhân đạo này, mực nước ngầm giảm và tình trạng sa mạc hóa gia tăng khiến cho các khu vực trước đây tham gia vào các hoạt động nông nghiệp và nuôi ong không còn duy trì được những sinh kế này.

Chiến tranh và biến đổi khí hậu đã làm cho loại mật ong 'tốt nhất thế giới' của Yemen dần biến mất - Ảnh 6.

ICRC cho biết: "Xung đột vũ trang và biến đổi khí hậu đang đe dọa đến ngành nghề đã có 3.000 năm tuổi này".

Năm nay, ICRC sẽ hỗ trợ tài chính và đào tạo cho những người nuôi ong, sau một sáng kiến tương tự vào năm 2021 đã giúp gần 4.000 người trong số họ.

Chiến tranh và biến đổi khí hậu đã làm cho loại mật ong 'tốt nhất thế giới' của Yemen dần biến mất - Ảnh 7.

Những người nuôi ong Yemen kiểm tra tổ ong tại một trang trại ở ngoại ô Taiz.

Nabil al-Hakim, người bán mật hoa vàng nổi tiếng của Yemen trong các cửa hàng ở thành phố Taiz, nhớ lại những ngày vàng son trước khi xung đột tàn phá đất nước của mình.

"Trước chiến tranh, chúng tôi có thể kiếm sống tốt bằng việc bán mật ong… nhưng mật ong đã trở nên hiếm và khách hàng không còn đủ khả năng mua nữa", ông nói.

"Trước đây, tôi từng bán tới 25 bình loại 5 lít một tháng. Bây giờ tôi thậm chí không thể bán một bình", ông than thở.

(Nguồn: ALJAZEERA)

Nguyễn Minh