Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,11% và chỉ số Topix được giao dịch gần với đường giá phẳng sau khi hoạt động tốt hơn vào tuần trước. Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tìm hiểu các đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản cho tháng 3 vào hôm nay (22/5).
Trong ki đó, Tại Úc, S&P/ASX 200 thấp hơn, trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc ngược lại, Kosdaq lỗ 0,34%.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hôm nay giảm nhẹ, với hợp đồng tương lai ở mức 19.410 so với mức đóng cửa là 19.450,57. Ngoài ra, lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm và 5 năm của Trung Quốc cho tháng 5 dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày.
Nỗi sợ hãi len lỏi vào Phố Wall vào ngày 19/5 sau khi các cuộc đàm phán nâng trần nợ bị đình trệ, khiến một tuần giao dịch ổn định kết thúc căng thẳng.
Các cổ phiếu trên Phố Wall đã giảm, làm dấy lên nghi ngờ về một thỏa thuận sẽ sớm đạt được trong khi S &P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 3. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,33% và Nasdaq Composite giảm 0,24%.
Triển vọng đen tối hơn nữa là những bình luận từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell gây nghi ngờ về việc liệu ngân hàng trung ương có tăng lãi suất một lần nữa vào tháng tới hay không.
Ông Powell nói rằng việc ngân hàng cho vay chậm lại có thể hạ nhiệt nền kinh tế và lạm phát, một nhận xét gây áp lực lên lợi suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn.
Hợp đồng tương lai chứng khoán giảm nhẹ vào tối 21/5 khi các nhà giao dịch theo dõi các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ.
Hợp đồng tương lai Dow Jones giảm 48 điểm, tương đương khoảng 0,1%, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 giảm khoảng 0,2% và hợp đồng tương lai Nasdaq 100 cũng giảm 0,1%.
Chứng khoán tăng trong tuần trước bất chấp sự không chắc chắn ở Washington. Nasdaq Composite tăng 3,04%, trong khi S&P 500 tăng 1,65%. Chỉ số Dow thêm 0,38%.
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy sẽ gặp nhau vào hôm nay để tiếp tục đàm phán. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất là vào ngày 1/6.
Thị trường tiếp tục tăng cao hơn, dẫn đầu là cổ phiếu công nghệ, ngay cả khi đối mặt với khả năng vỡ nợ và lạm phát dai dẳng. Chiến lược gia Savita Subramanian của Bank of America hôm 21/5 đã tăng mục tiêu cuối năm cho S&P 500 từ 4.000 lên 4.300, nói rằng việc các công ty tập trung vào hiệu quả sẽ giúp thu nhập ổn định hơn và cổ phiếu không bị định giá quá cao.
"Mức định giá hiện tại không thấp, nhưng hiếm khi thấp trong thời kỳ suy thoái lợi nhuận. Dựa trên thu nhập được điều chỉnh theo chu kỳ, việc định giá cho thấy lợi nhuận về giá là 5% mỗi năm đối với S&P 500 trong thập kỷ tới", ông Subramanian cho biết trong một lưu ý cho khách hàng.
(Nguồn: CNBC)