Chuyên gia Anh: 'Chưa có lý do chính đáng để tiêm liều vaccine thứ tư'

Giáo sư Peter Smith cho rằng lý tưởng nhất là khả năng bảo vệ khỏi nhiễm và bệnh nặng của các loại vaccine mới sẽ tồn tại lâu dài.

Giáo sư Peter Smith - thành viên Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về vaccine Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - chia sẻ với Zing: "Dữ liệu cho thấy hiện nay, "mũi vaccine tăng cường có thể duy trì khả năng chống lại bệnh nặng bền vững hơn. Do đó, chưa có bằng chứng để đánh giá về sự quan trọng của liều tăng cường thứ 2".

Giáo sư tại Trường Vệ sinh & Y học Nhiệt đới London nghi ngờ khả năng xảy ra trường hợp này và sự cần thiết của mũi tiêm tăng cường thứ 4, bởi liều thứ 3 đã có hiệu quả tốt trong chống lại triệu chứng nặng khi nhiễm virus.

Chuyên gia Anh: 'Chưa có lý do chính đáng để tiêm liều vaccine thứ tư'

Ông cho rằng có nhiều yếu tố xác định con người có cần tiếp tục tiêm phòng hay không, và còn quá sớm để biết sẽ chủng ngừa Covid-19 hàng năm hay ở một tần suất khác.

Giáo sư Smith cho biết các loại vaccine hiện có rõ ràng chỉ cung cấp khả năng bảo vệ hạn chế chống lại việc nhiễm biến chủng Omicron. Ông nhận định khả năng bảo vệ này sẽ được tăng cường khi tiêm thêm một mũi vaccine nữa, nhưng cũng giảm đáng kể sau vài tháng. Tuy nhiên, vaccine lại cung cấp khả năng bảo vệ tuyệt đối ở khía cạnh khác.

Ông Smith khẳng định “chưa thấy có lý do chính đáng nào để tiêm liều vaccine thứ 4 cho mọi đối tượng”. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu chứng minh được khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng của mũi thứ 3 giảm đi đáng kể, “chúng ta nên tiêm cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao”.

Ông cũng nhận định mục tiêu sức khỏe cộng đồng quan trọng nhất là đạt được tỷ lệ bao phủ vaccine cao với đợt tiêm chính ở những người có nguy cơ xuất hiện triệu chứng nặng sau khi mắc, đặc biệt là người cao tuổi.

Do đó, "sẽ có những tác động tích cực tới sức khỏe cộng đồng nhiều hơn nếu như tiêm hết (mũi vaccine chính) cho người có nguy cơ cao, trước khi tính đến chuyện tiêm liều tăng cường", ông nói.

Ông Smith chia sẻ rằng mặc dù loại vaccine mRNA có thể gây ra một số tác dụng phụ thông thường trong ngắn hạn, và tác dụng phụ rất hiếm gặp, “đây vẫn sẽ là lựa chọn hàng đầu tại những quốc gia có thể bảo đảm các yêu cầu bảo quản của loại vaccine này”.

Bàn về chương trình chủng ngừa trong tương lai, để quyết định nếu cần và khi nào cần tiêm nhắc lại, ông cho biết điều này còn phụ thuộc vào những biến chủng đáng lo ngại nào đang và sẽ xuất hiện.

“Khi sống chung với Covid-19 trong tương lai gần và các biến chủng mới lại xuất hiện, tiếp tục tiêm phòng sẽ là điều cần thiết”, ông nhấn mạnh, đồng thời nói thêm rằng còn quá sớm để xác định tần suất tiêm phòng.

Giáo sư Smith nghĩ ưu tiên trung hạn (2-5 năm) là phát triển thế hệ vaccine Covid-19 tiếp theo - “loại vaccine bảo vệ cơ thể khỏi mọi biến chủng Covid-19 mới xuất hiện và chống lại các loại virus corona mà con người có thể phơi nhiễm”.

Ông cho rằng lý tưởng nhất là khả năng bảo vệ khỏi nhiễm và bệnh nặng của các loại vaccine mới sẽ tồn tại lâu dài.

Khi được hỏi về việc có nên phát triển một loại vaccine không có nhiều tác dụng phụ mà vẫn giữ nguyên được mục đích chính là bảo vệ khỏi bệnh nặng và tử vong, giáo sư cho rằng “nếu vaccine mới có khả năng bảo vệ rất cao chống lại sự lây nhiễm, thì việc loại bỏ (các tác dụng phụ của vaccine) sẽ được tính tới”.

Thanh Mai

Xuất khẩu rau quả 2021 ước đạt 3,52 tỉ USD

Xuất khẩu rau quả 2021 ước đạt 3,52 tỉ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 12/2021 ước tính đạt 270 triệu USD, tăng 3,3% so với tháng trước, nhưng giảm 1,6% so với tháng 12/2020. Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước tính đạt 3,52 tỉ USD, tăng 7,8% so với năm 2020.