Một cư dân mạng Trung Quốc mới đây chia sẻ câu chuyện: "Cách đây vài ngày, tôi nhận được lời mời từ bạn cùng lớp thời đại học tên Miêu Miêu. Cô ấy đã ngoài ba mươi và cuối cùng cũng sắp kết hôn, tất cả chúng tôi đều mừng cho bạn mình. Tuy nhiên, sát ngày cưới, cả lớp được thông báo rằng đám cưới đã bị hủy bỏ. Miêu Miêu rất buồn.
Cô và chồng đều là những người xuất sắc, sau khi tốt nghiệp đại học, cả hai đều được nhận vào Đại học 985 (top trường đại học hàng đầu Trung Quốc) để lấy bằng thạc sĩ. Chồng cô là lập trình viên cho một công ty Internet lớn, còn Miêu Miêu là biên tập viên của một tạp chí. Gia đình chồng Miêu Miêu còn có một cậu em trai đang học đại học. Vì luôn giúp đỡ trang trải học phí và chi phí sinh hoạt nên hai người chưa tích cóp đủ tiền mua nhà.
Họ có thể sống bằng cách thuê nhà, nhưng nếu kết hôn, nhà Miêu Miêu muốn "tiền nạp tài" của nhà trai đi cho nhà gái phải là 180.000 nhân dân tệ (hơn 600 triệu đồng). Mẹ của Miêu miêu nói: "Mỗi cô gái học xong tiểu học đi lấy chồng trong làng đều được tặng 200.000 nhân dân tệ. Bố mẹ cho con đi học nhiều năm như vậy, xin số tiền này không đúng sao?"
Bố mẹ chồng Miêu Miêu sẵn lòng đồng ý nhưng lại thầm nói với con trai: "Con đã kiếm được tiền, bây giờ con đã lập gia đình, sau này con phải tiết kiệm nhiều hơn. Em trai con vẫn mong con chu cấp tiền về sau". Hóa ra, bố mẹ nghĩ rằng con trai họ có thể dễ dàng kiếm được số tiền này nên đồng ý một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế thì vợ chồng Miêu Miêu không có tiền tiết kiệm.
Ảnh minh họa |
Vì làm việc ở thành phố lớn, ở chung nhà với người khác nên tiền thuê nhà mỗi tháng vẫn hơn 3.000 tệ, chi phí đi lại, tiền ăn uống và quan hệ cá nhân thêm 3.000 tệ một tháng. Chi phí sinh hoạt và học phí của em trai chồng Miêu Miêu cũng tốn khoảng 30.000 nhân dân tệ một năm và thêm 3.000 nhân dân tệ một tháng.
Một lần, ông nội của Miêu Miêu lâm bệnh, cô đã đưa cho bố mẹ một lúc 20.000 nhân dân tệ , sau đó, hai vợ chồng gần như ăn mì cả tháng. Hiện tại, với số tiền đòi hỏi từ gia đình mình, Miêu Miêu cảm thấy con đường họ đường đường chính chính trở thành vợ chồng ngày càng khó khăn.
"Đã đến lúc con phải trả ơn" - Câu nói khiến nhiều sinh viên mới tốt nghiệp rơi nước mắt
Một người khác kể: "Bạn tôi, Tiểu Sinh là sinh viên Y khoa. Tháng đầu tiên vào bệnh viện thực tập, mẹ anh ấy đã nói: "Từ giờ trở đi, nếu mỗi tháng con gửi 5.000 nhân dân tệ (khoảng 17 triệu đồng) về nhà thì bố con sẽ không phải đi làm nữa. "
Cha mẹ đi làm quả thực không hề dễ dàng, nhưng lương thực tập ở bệnh viện của Tiểu Sinh chỉ có 2.000 nhân dân tệ (gần 7 triệu đồng), chỉ đủ để cậu ăn một mình. Khi anh nói không làm được, người mẹ thở dài: "Nuôi một đứa trẻ quả thực là vô ích. Bố mẹ đã hỗ trợ con học tập hơn mười năm, bây giờ muốn nhờ vả một chút cũng khó khăn".
Không ít phụ huynh có quan niệm nuôi dạy con cái là sự đầu tư. Khi con cái tốt nghiệp đại học và đi làm cũng là lúc "thu lợi nhuận". Tuy nhiên, nếu thu nhập của con cái không lý tưởng, không đáp ứng được kỳ vọng thì họ sẽ cho rằng con cái bất hiếu! Bởi vì cha mẹ hoàn toàn không hiểu hoàn cảnh của con mình và hoàn toàn sống trong ảo tưởng của bản thân.
Một sinh viên tốt nghiệp trường 211 với bằng cử nhân và thạc sĩ cho biết anh đã nộp hơn 800 hồ sơ trong thời gian thực tập nhưng cuối cùng anh chỉ nhận được 2 lời mời và chuyên ngành không phù hợp với mình. Người mẹ không thích công việc con chọn vì ở quá xa nhưng bà không biết rằng con mình không có quyền lựa chọn công việc.
Nhiều sinh viên đại học sau khi rời trường tự cao cho rằng mình có thể vào các công ty lớn như Alibaba và Tencent, với mức lương hàng tháng trên 10.000 nhân dân tệ. Cuối cùng, họ thậm chí không thể đăng ký vào một công ty nhỏ, và tìm việc làm chỉ với 3.000 nhân dân tệ mỗi tháng, chỉ vừa đủ ăn và mặc.
Mức lương chung của sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ thấp hơn so với lao động nhập cư, đây là một thực tế mà các bậc phụ huynh phải chấp nhận.
Kiểu bất hiếu mới là gì? Chính bố mẹ bạn đã nghĩ bạn sẽ trở thành một người thành đạt, nhưng bạn chỉ là một nhân viên bình thường; Bố mẹ bạn nghĩ bạn sẽ là một người làm ra tiền thành phố lớn, nhưng bạn hầu như không đủ sống.
Nhưng điều này có thực sự bất hiếu? Rõ ràng là không, nhưng lại là vấn đề nan giải của giới trẻ đương thời. Có những đứa trẻ ăn bánh bao ngoài đường rồi nói với bố mẹ rằng chúng đang ăn đồ Tây; có những đứa trẻ mỗi ngày ngủ dưới tầng hầm nhưng lại nói với bố mẹ rằng mục tiêu tương lai của chúng là mua một căn biệt thự lớn.
Vì lý tưởng của bản thân và kỳ vọng của cha mẹ, họ đã nỗ lực học tập hơn mười năm, học lấy bằng đại học, thạc sĩ, và tiến sĩ, mong có được chỗ đứng trong xã hội này càng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, xã hội thật tàn khốc, có những sinh viên đạt thành tích cao từ Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh nộp đơn xin làm giáo viên tiểu học và một vị trí trong văn phòng bình thường, và cũng có một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp giao đồ ăn trên đường phố.
Đứa trẻ đã lo lắng rồi, cha mẹ không cần phải thúc ép con thêm nữa.
Khi một đứa trẻ lớn lên, việc tốt nghiệp đại học không phải là kết thúc mà là một khởi đầu mới. Nếu cha mẹ vẫn có thể tự lo cho mình thì nên giữ con vững vàng và tiến bộ từng chút một, thay vì đặt lý tưởng, mong muốn của mình lên con và tạo quá nhiều gánh nặng cho con.
Câu chuyện đi du lịch của một gia đình cảnh báo cách dạy con "khủng khiếp": Những đứa trẻ sẽ bị ám ảnh cả đời!
Mấy chục năm qua, có lẽ gia đình này chưa bao giờ có một chuyến du lịch vui vẻ.