Con đi hủy thuê bao điện thoại của mẹ quá cố để không tiếp tục bị trừ tiền, nhân viên từ chối với lý do: "Chính chủ phải có mặt!"

Nếu ở trong trường hợp của hai anh em có mẹ qua đời này, bạn sẽ làm gì?

Tại Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc), người phụ nữ phát hiện thuê bao điện thoại của mẹ đã mất vẫn bị tính cước mấy tháng liên tục. Để giảm các chi phí không cần thiết, người nhà đã mang nhiều giấy tờ đến để hủy thẻ điện thoại của mẹ. Ai mà ngờ câu nói của nhân viên lại khiến cô như muốn ngã ngửa.

Đây là trường hợp của anh chị em họ Ngô, hai người đã rất đau buồn trong một thời gian dài vì sự ra đi của mẹ.

Cô Ngô
Cô Ngô

Lúc đầu, người anh trai đã đích thân đến trung tâm quản lý thuê bao điện thoại, nói với nhân viên tại bàn tư vấn rằng anh muốn hủy thẻ.

Lúc đó, anh đã cầm theo giấy chứng tử của mẹ, cũng như một loạt giấy tờ như sổ hộ khẩu và chứng minh thư, đồng thời giải thích rằng anh muốn hủy thẻ cho mẹ mình.

Tuy nhiên, nhân viên nói rằng thẻ này là loại thẻ đặc biệt, người khác không thể xử lý thay, chỉ chính chủ mới có thể làm các thủ tục liên quan. Anh Ngô nói rằng mẹ đã qua đời. Thế là nhân viên đề xuất một kế hoạch khác, đó là đợi cho đến khi tiền trong thẻ được tự động khấu trừ và sau khi phí không được thanh toán, tài khoản sẽ tự động bị đóng.

Nhưng mục đích anh Ngô đi hủy thẻ cho mẹ là để ngăn bị trừ tiền, hơn nữa cũng đã cất công đến đây nên phải hủy cho bằng được. Vì vậy nhân viên tại bàn tư vấn yêu cầu anh xếp hàng để lấy số và tiếp tục xử lý ở quầy số 1.

Thế nhưng khi đến số và nhân viên tại quầy lại dùng lý do tương tự để trả lời anh Ngô. Theo đó, anh không thể hủy thẻ cho mẹ, ngoài việc chính chủ phải có mặt, bất kể nguyên nhân nào đi chăng nữa.

Anh Ngô tiếp tục nhấn mạnh rằng mẹ đã qua đời, nhưng đối phương vẫn không chịu xử lý. Cuối cùng anh chỉ có thể trở về trong vô vọng.

Con đi hủy thuê bao điện thoại của mẹ quá cố để không tiếp tục bị trừ tiền, nhân viên từ chối với lý do:

Nghe anh mình kể lại chuyến đi hủy thẻ cho mẹ không thành công, cô Ngô vô cùng phẫn nộ và cảm thấy các nhân viên thiếu tôn trọng người quá cố. Vì vậy cô cũng cố gắng liên lạc với dịch vụ chăm sóc khách hàng nhưng kết quả cuối cùng vẫn như cũ.

Trong tuyệt vọng, cô Ngô không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm một phóng viên để giúp cô lấy lại công bằng vì thấy chuyện này cực kỳ vô lý.

Cuối cùng, phóng viên lại đưa cô Ngô đến nơi xử lý thuê bao điện thoại. Nhân viên cũng nói cần phải xác minh lại, và phát hiện ra rằng vấn đề xuất hiện thông qua video giám sát trong ngày.

Vậy trong quá trình giao tiếp giữa nhân viên và anh Ngô, nếu cửa hàng thực sự yêu cầu chính chủ phải có mặt thì họ đã vi phạm những vấn đề gì?

Theo các quy định liên quan của Luật thừa kế ở Trung Quốc, anh em cô Ngô có thể giải quyết các công việc liên quan cho mẹ của họ, và miễn là họ đưa ra đủ bằng chứng để chứng minh mối quan hệ huyết thống, nhân viên có thể xử lý như bình thường.

Đồng thời, trong Bộ luật Dân sự đã nêu rõ rằng nếu không thể tiếp tục hợp đồng vì lý do bất khả kháng thì có thể nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng để tránh tổn thất thêm.

Cái chết của mẹ cô Ngô đã là một loại bất khả kháng, vì vậy theo quy trình thông thường, cô Ngô cũng có thể nộp đơn lên để đóng thuê bao ngay lập tức.

Sau một số kiểm tra, những người trong cửa hàng lúc đó cũng nói rằng số điện thoại của mẹ cô Ngô thuộc số trả trước và nhân viên lúc đó không biết cách xử lý khi khách hàng qua đời nên mới có sự nhập nhằng như vậy xảy ra.

Cuối cùng, anh em cô Ngô đã thành công hủy thuê bao của mẹ mà không cần chờ tài khoản trừ hết tiền rồi đóng như nhân viên đã tư vấn trước đó.

Nguồn: 163

Trung Hạ

Các ngân hàng Trung Quốc bơm 18 tỷ USD để 'giải cứu' bất động sản

Các ngân hàng Trung Quốc bơm 18 tỷ USD để 'giải cứu' bất động sản

Các ngân hàng thương mại lớn nhất của Trung Quốc đang chuẩn bị cấp hơn 130 tỷ nhân dân tệ (18 tỷ USD) để ''giải cứu'' các dự án bất động sản, những tiết lộ mới cho thấy, để đáp lại lời kêu gọi mới nhất của chính phủ nhằm hỗ trợ lĩnh vực bất động sản đang bị khủng hoảng.

Đọc nhiều nhất