COVID-19 chiều 31/7: Việt Nam thêm 37 ca dương tính, thế giới hơn 670.000 người tử vong

Theo bản tin lúc 18h ngày 31/7, Việt Nam ghi nhận thêm 37 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở nước ta lên 546.

Bản tin lúc 18h ngày 31/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 37 trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2, trong đó có 26 ca nhập cảnh được cách ly ngay, 3 ca tại TP.HCM và 8 ca tại Quảng Nam. 

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này Việt Nam có tổng cộng 546 ca nhiễm COVID-19. 

CA BỆNH 510 (BN510): Bệnh nhân nữ, 57 tuổi, ở phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian từ 5-7/2020 bệnh nhân có chăm sóc mẹ, bố tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng và Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

CA BỆNH 511-516 (BN511-516): Các bệnh nhân có quốc tịch Việt Nam, là các thuyền viên Tàu chở ga.Ngày 2-5/7/2020 ở Qatar, 14-16/7/2020 ở Ấn Độ, qua Singapore để tiếp nhiên liệu. Ngày 28/7 nhập cảnh Cảng Vũng Tàu, tất cả được cách ly ngay trên tàu sau nhập cảnh.

CA BỆNH 517 (BN517): Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, ở phường Lê Hồng Phong, TP. Quãng Ngãi. Ngày 29/6/2020 - 22/7/2020 điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 22/07/2020 chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 23/07/2020 về nhà con gái tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.

CA BỆNH 518 (BN518): Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, ở phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Ngày 19-23/07/2020 đến Bệnh viện Đà Nẵng thăm và chăm sóc BN436.

CA BỆNH 519 (BN519): Bệnh nhân nam, 40 tuổi, Hội An, Quảng Nam. Ngày 23/7/2020 chăm sóc BN428 tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 520 (BN520): Bệnh nhân nữ, 51 tuổi, Thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Ngày 20- 24/07/2020 có đi điều trị tư cho BN433

CA BỆNH 521 (BN521): Bệnh nhân nam, 15 tuổi, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bệnh nhân là cháu ngoại BN433.

CA BỆNH 522 (BN522): Bệnh nhân nam, 67 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Ngày 09-22/07/2020 điều trị khoa Thận nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 523 (BN523): Bệnh nhân nữ, 63 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Vợ BN522, ngày 09-22/07/2020 chăm sóc chồng điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 524 (BN524): Bệnh nhân nữ, 86 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 11-16/7/2020, bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng. Ngày 18-27/7/2020, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bình An. Ngày 27/7/2020, bệnh nhân chuyển đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam.

CA BỆNH 525 (BN525): Bệnh nhân nam, 90 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 13-20/7/2020 điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 526 (BN526): Bệnh nhân nam, 50 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam.

Ngày 13-20/7/2020, bệnh nhân chăm sóc BN525 tại Bệnh viện Đà Nẵng.

CA BỆNH 527-546 (BN527-546): Các bệnh nhân liên quan đến chuyến bay VN6 từ Guinea Xích đạo về Sân bay Nội Bài lúc 15h ngày 29/7/2020.

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 17h chiều ngày 31/7, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới là 17.505.005 trường hợp, trong đó 677.454 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 10.960.318 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ hiện đã ghi nhận 155.306 ca tử vong do COVID-19 trong tổng số 4.635.226 trường hợp nhiễm bệnh. Trên toàn quốc, ít nhất 27 bang đã tạm dừng hoặc rút kế hoạch tái mở cửa, đồng thời áp đặt những hạn chế mới. Hơn 40 bang ra những yêu cầu liên quan đến khẩu trang.

Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở Nam Bán cầu, và là ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới. Trong vòng 24h qua, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 70.869 ca mắc và 1.554 ca tử vong, nâng tổng số lên 2.613.789 ca bệnh và 91.377 ca tử vong.

Ấn Độ tiếp tục ghi nhận kỷ lục mới về số ca mắc COVID-19 trong một ngày với 58.853 người. Như vậy, số người nhiễm SARS-CoV-2 tại Ấn Độ hiện đã là 1.643.543 triệu người, tiếp tục là vùng dịch lớn thứ 3 thế giới.

Trong ngày 30/7, Bộ Y tế Ấn Độ đã ra cảnh báo, các khu ổ chuột tại thành phố Mumbai, bang Maharashtra có thể đạt được miễn dịch cộng đồng với virus SARS-CoV-2. Cơ quan này cho rằng, với một quốc gia đông dân và có mật độ dân số cao như Ấn Độ, miễn dịch cộng đồng không phải là lựa chọn chiến lược.

Kịch bản này nếu xảy ra sẽ đi kèm với cái giá rất đắt về sinh mạng và làm sụp đổ toàn bộ hệ thống y tế. Bộ Y tế Ấn Độ khẳng định, miễn dịch cộng đồng chỉ có thể đạt được qua tiêm chủng, tới thời điểm này, việc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống COVID-19 là cách duy nhất để phòng chống dịch bệnh này.

PV (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương