Người phụ nữ Đài Loan (Trung Quốc) 70 tuổi đã phải đến bệnh viện thăm khám sau khi có những triệu chứng như đau dạ dày, đi ngoài phân đen... Sau khi tiến hành nội soi, các bác sĩ đã phát hiện trên dạ dày của bà có đến 30 vết loét. Thông qua trò chuyện, các bác sĩ biết được nguyên nhân liên quan đến việc bệnh nhân trước đó đã sử dụng thuốc giảm đau đầu gối.
Tự ý sử dụng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá Tiêu Đôn Nhân (Trung Quốc) cho biết, ban đầu, người phụ nữ do bị đau đầu gối nên đã tìm mua thuốc giảm đau. Dù đã kê thuốc dạ dày kèm theo thuốc giảm đau, tuy nhiên, sau khi uống, bà vẫn thấy các triệu chứng đau bụng xuất hiện.
Bác sĩ Tiêu Đôn Nhân sau đó phát hiện thuốc dạ dày bán cho bà ban đầu không đủ hiệu quả để bảo vệ dạ dày khỏi tác dụng phụ của thuốc chống viêm và giảm đau, từ đó dẫn đến việc người phụ nữ bị chảy máu dạ dày nghiêm trọng.
Sau đó, bác sĩ đã khuyên bà không nên tiếp tục sử dụng thuốc giảm đau, thay vào đó nên dùng miếng đệm để bảo vệ đầu gối cùng thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Sau đó, bệnh nhân đã dần hồi phục.
Bác sĩ Tiêu Đôn Nhân cũng chỉ ra, các loại thuốc chống viêm, giảm đau, Aspirin... đều cần dùng cùng với thuốc đau dạ dày vì chúng có tác dụng phụ cho dạ dày. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc không thể dùng chung như thuốc bổ sung sắt bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc. Bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung sắt vào trước hoặc sau bữa 2 giờ, đồng thời bổ sung thêm vitamin C để tăng hiệu quả hấp thu lên gấp 2 - 3 lần.
Về thời điểm uống thuốc dạ dày, bác sĩ Tiêu Đôn Nhân cho rằng nên uống trước khi dùng các loại thuốc khác. Ông giải thích rằng, một số loại thuốc giảm đau mạnh rất có hại cho dạ dày nên không được uống trước bữa ăn, nếu không lớp nhầy bảo vệ dạ dày sẽ mỏng đi, axit cũng theo đó mà khiến dạ dày tổn thương. Chính vì vậy, nên uống thuốc dạ dày trước bữa ăn để thuốc được hấp thu, giảm axit dạ dày rồi sau đó mới uống các loại thuốc giảm đau.
Làm thế nào để ngừa viêm loét dạ dày?
Loét dạ dày sẽ gây nhiều phiền phức trong cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, bằng cách điều chỉnh thói quen hàng ngày cũng như cải thiện chế độ dinh đưỡng cũng có thể khiến chứng viêm loét dạ dày thuyên giảm cũng như giảm nguy cơ gây ung thư.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống : Chọn ngũ cốc nguyên hạt và rau, trái cây giàu vitamin A, C để làm dịu dạ dày đang bị tổn thương.
- Tránh các sản phẩm từ sữa: Mặc dù uống sữa có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng loét dạ dày nhưng uống sữa sẽ làm tăng tiết axit dạ dày và trầm trọng thêm các triệu chứng đau bụng.
- Tránh xa thuốc lá và rượu: Hút thuốc và sử dụng rượu thường xuyên có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa và dễ gây viêm nhiễm. Ngoài ra, hút thuốc lá sẽ làm tăng tiết axit dạ dày và khiến tình trạng loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
- Không nằm sau bữa ăn : Không nằm trong vòng 2 đến 3 giờ sau khi ăn, ngoài tác dụng giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản còn giúp thức ăn dễ dàng di chuyển xuống ruột để thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
- Giảm căng thẳng : Căng thẳng tích tụ có thể làm tình trạng loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, hãy để bản thân được giải tỏa căng thẳng bằng cách tập thể dục, trò chuyện với bạn bè hoặc viết nhật ký.
Nguồn: skypost
Chàng trai 23 tuổi mắc ung thư dạ dày vì thói quen nhiều người mắc
Bị chướng bụng, chàng trai sinh năm 2000 đi khám thì phát hiện bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày.