Tác động từ đại dịch
Những năm gần đây, xu hướng du lịch để ngủ đang ngày càng lan rộng với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nhiều du khách đến một vùng đất mới với mục tiêu chỉ để nghỉ ngơi, thư giãn hoặc để ngủ thật ngon.
Khái niệm "Sleep tourism" (tạm dịch: Du lịch ngủ) đang trở nên phổ biến sau đại dịch. Đó là những vị khách chọn đi du lịch nhưng chỉ để ngủ trong nhà nghỉ, khách sạn.
Xu hướng này đang tăng vọt kể từ sau đại dịch Covid-19 và do đó, nhiều cơ sở du lịch đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu này và đặc biệt hướng tới phục vụ những người bị thiếu ngủ.
Trong 12 tháng qua, khách sạn hạng sang Park Hyatt New York đã khai trương Bryte Restorative Sleep Suite, một căn phòng rộng 900 foot vuông với đầy đủ các tiện nghi để khách hàng có giấc ngủ thoải mái nhất. Và tập đoàn nghỉ dưỡng Rosewood Hotels & Resorts gần đây đã tung ra một chương trình có tên là Alchemy of Sleep tại nhiều cơ sở của chuỗi này trên toàn cầu để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của du khách.
Theo tiến sĩ Rebecca Robbins, nhà nghiên cứu về giấc ngủ và đồng tác giả của tác phẩm "Ngủ để thành công" cho biết: "Thời đại Covid-19 ngày càng chú ý đến giấc ngủ và có thể là do rất nhiều người đã phải vật lộn với việc không ngủ được" nên xu hướng đặt khách sạn để ngủ ngày càng trở nên phổ biến.
"Tôi nghĩ rằng vừa có một sự thay đổi địa chấn lớn trong nhận thức và ưu tiên của cộng đồng là về sức khỏe và thể chất.", bà cho hay.
Ưu tiên cho giấc ngủ và sự nở rộ của nhiều loại dịch vụ
Malminder Gill, một nhà thôi miên và thiền định, cũng đã nhận ra sự thay đổi của mọi người đối với giấc ngủ. Ông chia sẻ với CNN Travel: "Mọi thứ đều đang dần hướng đến sự bền vững và chính điều đó đã thúc đẩy mọi thứ. Vì không có gì ngạc nhiên khi giấc ngủ chính là một trong những khía cạnh quan trọng của chúng ta. Việc thiếu ngủ có thể gây ra các tổn thất về mặt tinh thần và sức khỏe".
Vì lý do đó, Gill đã hợp tác với một khách sạn Belmond ở London có tên Cadogan để triển khai một dịch vụ nhằm phục vụ những vị khách có vấn đề về giấc ngủ với tên gọi là Sleep Concierge. Dịch vụ này bao gồm âm nhạc thiền giúp cho giấc ngủ, tùy chọn các loại gối và chăn phù hợp, một loại trà giúp dễ ngủ và đặc biệt là một chiếc gối thơm.
Song song đó, thương hiệu khách sạn Six Sense nổi tiếng và sang trọng cũng cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc giấc ngủ cho khách từ ba đến bảy ngày tại một số khách sạn. Ngoài ra, khách sạn hạng sang Park Hyatt New York đã khai trương một căn phòng rộng 900 foot vương với đầy đủ tiện nghi để cho khách hàng có giấc ngủ tốt nhất với tên gọi là Bryte Restorative Sleep Suite.
Dịch vụ này bao gồm phát ra âm thanh thiền cho giấc ngủ, danh sách các loại gối với các tùy chọn phục vụ cho những khách có thể thích nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, tùy chọn trọng lượng chăn, một loại trà đặc biệt giúp dễ ngủ và một chiếc gối thơm.
"Những thứ khác nhau phù hợp với những người khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của họ", Gill nói về sự đa dạng của các lựa chọn trong dịch vụ này.
Thương hiệu khách sạn sang trọng Six Senses cũng cung cấp nhiều chương trình phục vụ cho nhu cầu ngủ và thư giãn của du khách, từ ba đến bảy ngày hoặc dài hơn, tại một số khách sạn của họ. Trong khi Brown's Hotel ở Mayfair, London mới ra mắt dịch vụ 'Forte Winks' - đây là một trải nghiệm hai đêm đặc biệt giúp khách "chìm vào giấc ngủ nhẹ nhàng".
Phương pháp nhất thời?
Nhưng liệu những trải nghiệm du lịch tập trung vào giấc ngủ ngắn hạn này có thể thực sự có tác động lâu dài đến giấc ngủ của con người hay không?
Theo tiến sĩ Robbins, các chuyến du lịch ưu tiên cho giấc ngủ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và tinh thần nếu các khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng nhận được sự tham vấn từ các chuyên gia.
Trên thực tế, hầu hết các dịch vụ hướng tới phục vụ giấc ngủ đều nằm trong phân khúc du lịch hạng sang nhưng tiến sĩ Robbins lại cho rằng các khách sạn và khu nghỉ dưỡng khác cũng nên cân nhắc về vấn đề này.
"Có nhiều cách để hỗ trợ giấc ngủ của du khách phù hợp với từng phân khúc" và "không tốn nhiều tiền khi để một đôi nút tai bên cạnh tủ đầu giường, nhưng Nếu đã tham gia những chương trình như vậy mà không thấy tiến triển, du khách có thể đã mắc chứng rối loạn giấc ngủ và cần được điều trị chuyên sâu hơn", bà chia sẻ.
(Nguồn: Tổng hợp)