Tại World Cup 2022, châu Á có 6/32 đội bóng tham dự, đây là con số lớn nhất từ trước đến nay. Không chỉ ở sân cỏ mà các doanh nghiệp châu Á cũng có đến 9/14 đối tác và là nhà tài trợ cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh này.
Những nhà tài trợ cho World Cup được chia thành hai nhóm gồm: các doanh nghiệp, đối tác có quan hệ lâu dài với FIFA như Coca-Cola, McDonald’s, Budweiser... và những công ty toàn cầu và khu vực chỉ tài trợ một sự kiện riêng lẻ.
Xe điện Huyndai - nhà tài trợ chính thức của World Cup 2022 đỗ trước sân vận động tổ chức trận chung kết Lusail, Qatar. Ảnh: Huyndai |
Có một số nước từng tham gia tài trợ cho World Cup dù không có đội bóng tham gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore.
Năm nay, Hàn Quốc - có đội tuyển thi đấu tại World Cup - đóng góp một nhà tài trợ là Hyundai-Kia. Trong khi nước chủ nhà Qatar có hai nhà tài trợ.
Các đội bóng châu Á tham dự vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng các nhà tài trợ từ khu vực này hy vọng sẽ tiếp cận được lượng khán giả lớn cả trong thị trường nội địa lẫn quốc tế.
World Cup 2018, ba trong số năm quốc gia dẫn đầu về lượng người xem là ở châu Á gồm Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong đó, Trung Quốc chiếm 18% lượng khán giả toàn cầu tại World Cup 2018. Hiện tại, các doanh nghiệp nước này chiếm hơn một phần tư các nhà tài trợ cho kỳ World Cup tại Qatar.
Năm nay Nhật Bản không có doanh nghiệp nào tài trợ World Cup. Các chuyên gia cho rằng có điều gì đó khiến các công ty Nhật không sẵn lòng chi tiêu lớn, cũng như lo ngại về khả năng hoàn vốn từ những khoản đầu tư quảng cáo này.
Hợp đồng đối tác một năm của World Cup có giá trị từ 25 triệu đến 50 triệu USD và nhà tài trợ là khoảng 10-25 triệu USD. Năm 2014, ông lớn Nhật Bản Sony đã chấm dứt 8 năm gắn bó với FIFA sau khi tổ chức này dính vào một loạt vụ bê bối tham nhũng liên quan đến việc trao quyền tổ chức World Cup cho Qatar.
Miss Grand International liên tục vướng ồn ào, hoa hậu cũng phải livestream bán sản phẩm
Sau mùa thi kỷ niệm 10 năm, vị thế và hình ảnh của Miss Grand International vẫn đang trên đà tụt dốc.