Doanh nghiệp lớn tranh nhau bán thịt heo

Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia thị trường thịt heo khi người tiêu dùng có xu hướng mua thịt mát tại các cửa hàng, siêu thị.

Các doanh nghiệp ngoại có xu hướng tập trung vào khâu chăn nuôi, cung cấp heo thịt cho các hệ thống giết mổ, bán lẻ thịt heo trong khi các doanh nghiệp nội có xu hướng tổ chức cả quy trình từ chăn nuôi - giết mổ - bán lẻ.

Ông Quách Thế Phong - Giám đốc Bộ phận tư vấn, Công ty Nghiên cứu thị trường Ipsos Stratery3 Việt Nam cho biết, phân khúc thịt heo có thương hiệu tại Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng do hiện chỉ chiếm thị phần khoảng 10%. Vưa qua, sự xuất hiện của thông điệp “heo ăn chuối”, “heo ăn chay”… đã tạo ra ấn tượng mới lạ với người tiêu dùng.

Doanh nghiệp lớn tranh nhau bán thịt heo

Theo ghi nhận, giá thịt heo có thương hiệu (thịt mát) hiện cao hơn từ 10 - 50% so với thịt nóng. Các dòng sản phẩm có yếu tố tiếp thị mới như “heo ăn chuối”, “heo ăn chay” có giá bán cao hơn hẳn. Tại cửa hàng BapiFood (Q.Gò Vấp, TP.HCM), các sản phẩm thịt “heo ăn chuối” đang được khuyến mãi giảm giá 10% nhưng lượng khách mua chưa nhiều. 

Trong khi, thịt heo có thương hiệu thường có giá rất cao, có loại cao gấp 1,5-2 lần so với thịt heo thường nên để thuyết phục NTD mua là không đơn giản. Các DN cần tính toán để có giá bán vừa phải, cao hơn giá thịt heo thường khoảng 20% thay vì 50% như hiện nay. 

Giá trị thị trường ngành thịt Việt Nam ước tính đạt 8,9 tỷ USD (năm 2021) với sự tham gia của nhiều công ty lớn, trong đó Công ty CP Việt Nam (công ty con của Tập đoàn CP Thái Lan) là DN sản xuất thịt lớn nhất Việt Nam với thị phần ước tính khoảng 17 - 18%. 

Meat Deli (thương hiệu của Masan Meatlife) ra mắt thị trường vào cuối năm 2019. Hiện sản phẩm Meat Deli đang chiếm khoảng 2 - 3% thị phần… Sản phẩm thịt thương hiệu của BAF ra mắt năm 2021 hiện đã có mặt tại 50 cửa hàng Siba Food và 250 cửa hàng Meat Shop. 

Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai - cũng cho rằng chuyện heo ăn chuối, heo ăn chay hay heo ăn thảo mộc, heo ăn trùn quế… không mới.

“Cách đây 25 năm, chuối ở Gia Kiệm (Đồng Nai) rất rẻ, nhiều hộ chăn nuôi đã cho heo ăn chuối. Tuy nhiên, trong chuối chủ yếu hàm lượng đường nhiều tạo năng lượng chứ không có nhiều dưỡng chất. Các đơn vị quảng cáo heo ăn chuối, heo ăn chay thực chất chỉ là một trong những cách truyền thông để bán hàng” - ông Nguyễn Trí Công phân tích. 

Thanh Mai

Các ngân hàng ASEAN đối mặt với rủi ro nợ lớn khi lãi suất tăng

Các ngân hàng ASEAN đối mặt với rủi ro nợ lớn khi lãi suất tăng

Các ngân hàng trong hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt với những rủi ro để tiếp xúc với các khoản vay đến phí bảo hiểm rủi ro cao hơn khi người vay phải vật lộn với chi phí trả nợ cao hơn trong thời đại mà nguồn tài chính rẻ đã đi qua.

Đọc nhiều nhất