Theo Reuters, mới đây ông Donald Trump đã đưa ra các ý kiến của mình sau vài giờ chính phủ của ông tuyên bố chấp thuận bán máy bay chiến đấu F-16 Lockheed Martin (LMT.N) trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan, một động thái khiến Bắc Kinh nổi đoá.
Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 19/8 cũng khiến Trung Quốc nổi giận khi kêu gọi quốc gia này tôn trọng tính toàn vẹn của luật pháp Hồng Kông trong vấn đề giải quyết căng thẳng leo thang tại đặc khu này. Ông Pence cũng nhắc lại cảnh báo của Tổng thống Trump rằng sẽ khó có thỏa thuận thương mại nếu Trung Quốc không giải quyết tình hình Hồng Kông một cách hòa bình.
“Phải có ai đó đối đầu với Trung Quốc”, ông Trump phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm Nhà Trắng của Tổng thống Romania Klaus Iohannis, khi được hỏi về loạt thuế có phạm vi rộng mà ông đang áp đặt lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. “Đây là việc bắt buộc phải làm. Chỉ khác ở chỗ tôi là người làm”, ông nói.
Ông Trump nói chuyện với báo giới trước khi lên Không Lực 1 trở về Washington hôm 18/8. |
"Lẽ ra ai đó đã phải xử Trung Quốc. Đó là chuyện đáng lẽ phải làm xong rồi. Trung Quốc đã xé toạc nước Mỹ trong 25 năm qua, thậm chí còn lâu hơn thế nữa. Đã tới lúc phải cứng với Trung Quốc cho dù điều đó có xấu hay tốt cho nền kinh tế Mỹ", ông Trump nhấn mạnh tại Nhà Trắng ngày 20/8.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó cũng có các tuyên bố phản bác ý kiến ông Trump.
"Sự khác biệt trong các vấn đề thương mại và nền kinh tế không phải điều đáng sợ. Chìa khoá ở đây là phải giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại", phá ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết hôm 21/8.
Các mức thuế và các lời đe dọa của Trump đã làm rung chuyển thị trường toàn cầu và các nhà đầu tư không được quan tâm khi tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo dài đến năm thứ hai mà không có hồi kết.
Những lo ngại ngày càng gia tăng rằng cuộc chiến thương mại có thể gây ra một cuộc suy thoái có thể xảy ra ở Mỹ đè nặng lên thị trường tài chính vào tuần trước và điều này cũng khiến các quan chức chính phủ lo lắng về việc liệu nền kinh tế có trụ được đến kỳ bầu cử tổng thống vào tháng 11/2020 hay không.
Hôm 19/8, các nghị sĩ đảng Dân chủ đã tranh luận rằng các chính sách thương mại của ông Trump đang gây ra một mối đe doạ ngắn hạn nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước. Tuần trước, các thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt tụt giảm trước các lo ngại về suy thoái kinh tế. Hôm 14/8, ba chỉ số lớn nhất Mỹ đều đóng cửa với mức giảm 3%, song đã phục hồi trở lại vào hôm 16/8.
Ông Trump, người đang tìm kiếm thêm một nhiệm kỳ nữa, gạt bỏ nỗi sợ suy thoái, tuyên bố: "Chúng ta còn cách xa suy thoái!". Nhưng nhận thức được sự suy thoái có thể nguy hiểm như thế nào đối với triển vọng tái đắc cử của ông vào năm 2020, Trump đã xem xét các lựa chọn kích thích nền kinh tế đằng sau hậu trường.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết giới chức Mỹ và Trung Quốc dự kiến đàm phán thương mại qua điện thoại trong tuần tới và nếu tình hình diễn biến tích cực, 2 phía sẽ gặp mặt trực tiếp. Nhưng các chuyên gia thương mại cho biết triển vọng đàm phán bị lu mờ bởi lập trường ngày càng chống lại Trung Quốc, bao gồm việc bán vũ khí cho Đài Loan và sự ủng hộ đối với Hồng Kông.
Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây phê duyệt hợp đồng bán 66 chiến đấu cơ F-16 với tổng trị giá 8 tỉ USD cho Đài Loan.
Trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 19/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố Bắc Kinh sẽ làm mọi cách để bảo vệ lợi ích của mình dựa trên diễn biến của tình hình.
"Mỹ phải chịu tất cả hậu quả gây ra bởi việc bán vũ khí cho Đài Loan", ông Cảnh nhấn mạnh mà không nói rõ Trung Quốc sẽ đáp trả bằng cách nào. Trước đây ông Cảnh nói rằng Trung Quốc sẽ cắt đứt quan hệ với các công ty Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và cấm họ kinh doanh tại đại lục.
Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết Trump và các cố vấn của ông đã thảo luận về khả năng cắt giảm thuế đánh vào lương. Điều này sẽ giúp người lao động tăng chi tiêu ngay lập tức nhưng sẽ thêm khiến ngân sách Mỹ bị thâm hụt.
Một biện pháp khác là giảm thuế đối với các khoản lời thu được từ việc bán tài sản cá nhân, chẳng hạn cổ phiếu. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, đã tranh luận về việc chính quyền nên trả lại tiền thuế thu được từ việc tăng thuế nhập khẩu lên hàng trăm tỉ hàng Trung Quốc.
Hiểm hoạ tiềm ẩn đằng sau cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang ngày càng diễn biến phức tạp, nên các nhà đầu tư cũng thận trọng theo dõi từ động thái của hai nước.