Dương tính yếu và tái dương tính COVID-19 có lây nhiễm hay không?

Mới đây, thông tin về một trường hợp "dương tính yếu" với COVID-19 đã gây hoang mang dư luận. Vậy dương tính yếu và tái dương tính có lây nhiễm hay không?

Dương tính yếu

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, nam bệnh nhân (31 tuổi, quốc tịch Indonesia) sau khi làm xét nghiệm vào ngày 30/6, đã cho kết quả "dương tính yếu" với COVID-19.

Nam bệnh nhân người Indonesia cho kết quả xét nghiệm
Nam bệnh nhân người Indonesia cho kết quả xét nghiệm "dương tính yếu" với COVID-19. Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 28/6 kết quả xét nghiệm của bệnh nhân 326 cũng dương tính yếu với COVID-19 sau 20 ngày được công bố khỏi bệnh. Bệnh nhân 326, sinh năm 2000, du học sinh từ Pháp về Việt Nam ngày 24/5, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, TP.HCM, cho kết quả dương tính với COVID-19 ngày 25/5.

Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh ngày 9/6.Nam bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện tỉnh Bình Dương ngay trong đêm 30/6. Thông tin ban đầu cho biết, ca bệnh này virus đang ở ngưỡng có thể âm, có thể dương chưa rõ. Tuy nhiên, khả năng lây lan COVID-19 của nam bệnh nhân khó xảy ra.

Sau khi xuất viện, bệnh nhân tiếp tục được cách ly 14 ngày ở khu cách ly của quận Bình Thạnh, rồi về nhà ở tầng 12 lô D, chung cư Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh đã được 6 ngày. Bệnh nhân vẫn tiếp tục được xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra.

Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng và hoang mang bởi trước đó cũng có nhiều trường hợp sau khi ra viện cho kết quả xét nghiệm dương tính yếu với COVID-19 và hoàn toàn không có khả năng lây bệnh ra cộng đồng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết, dương tính yếu với COVID-19 có nghĩa là mật độ vi-rút trong mẫu bệnh phẩm ít, sự nhân đôi của vi-rút chậm, vi-rút hoạt động yếu.

Trước đây trong cộng đồng cũng có những trường hợp tái dương tính với COVID-19 khiến nhiều người lo lắng.

Theo GS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, các bệnh nhân tái dương tính lại với COVID-19 đều không phải điều trị gì mà chỉ theo dõi nuôi cấy virus.

Chung cư Phạm Viết Chánh, nơi có nhiều hộ dân cư đuợc lấy mẫu xét nghiệm với COVID-19 do có liên quan đến BN326. Ảnh minh họa
Chung cư Phạm Viết Chánh, nơi có nhiều hộ dân cư đuợc lấy mẫu xét nghiệm với COVID-19 do có liên quan đến BN326. Ảnh minh họa

Trong số 11 ca bệnh được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới công bố điều trị khỏi ngày 5/5 có hai bệnh nhân là bệnh nhân số 74 và 137 là bệnh nhân tái dương tính với COVID-19.

Chỉ là xác virus

BN74 (23 tuổi, nam, Lâm Thao, ở Phú Thọ) là bệnh nhân dương tính lại sau khi đã được công bố khỏi bệnh ngày 10/4. BN137 (36 tuổi, nam, ở Bắc Thành, Yên Thành, Nghệ An) đã được công bố khỏi bệnh vào ngày 7/4, sau đó lại dương tính lại.

Theo GS Nguyễn Văn Kính, dịch COVID-19 là dịch mới nên thế giới cần nhiều thời gian để nghiên cứu thêm về sự biến đổi của virus. Hiện nay virus SARS-CoV-2 ở mỗi quốc gia lại có sự khác biệt với virus ban đầu ở Vũ Hán.

Các khuyến cáo bệnh nhân khỏi bệnh dựa vào tình trạng lâm sàng hết sốt 3 ngày, 2 lần xét nghiệm cách nhau 24 giờ âm tính.

Dựa theo kinh nghiệm điều trị bệnh của Trung Quốc và Hàn Quốc, những bệnh nhân được công bố khỏi bệnh sẽ được theo dõi thêm 14 ngày. Và trong quá trình theo dõi bệnh nhân thì xuất hiện một số bệnh nhân tái dương tính.

Tại Việt Nam cũng có những trường hợp tái dương tính sau khi công bố khỏi bệnh. Ở những người tái dương tính không có dấu hiệu lâm sàng nào. Bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh, ăn ngủ bình thường.

Tại Hàn Quốc, đã xuất hiện 51 trường hợp bệnh nhận COVID-19 từng được xét nghiêm âm tính với virus Sars-CoV-2, nhưng sau đó lại dương tính. Ảnh: Reuters
Tại Hàn Quốc, đã xuất hiện 51 trường hợp bệnh nhận COVID-19 từng được xét nghiêm âm tính với virus Sars-CoV-2, nhưng sau đó lại dương tính. Ảnh: Reuters

Vì vậy, để khẳng định bệnh nhân có tái dương tính hay không thì phải nuôi cấy virus để xem có tái hoạt động hay không. Với các bệnh nhân tái dương tính ở Việt Nam, khi nuôi cấy mẫu bệnh phẩm thì virus không hoạt động.

Như vậy giả thiết đặt ra đây chỉ là các phần mảnh ARN của virus (xác virus) thải loại. Những ca tái dương tính đều không lây nhiễm trong cộng đồng.Về phương pháp xét nghiệm, GS Nguyễn Văn Kính cho biết bản chất của xét nghiệm hiện nay là làm RT-PCR: Lấy một đoạn mồi để phát hiện đoạn gen Y của virus. Độ nhạy của RT-PCR rất cao, lên tới 98%. Đây chỉ là xét nghiệm mật mã di truyền của virus, không phải phát hiện toàn virus.

Tái dương tính không phải người lành mang trùng

Trước đó, khi xảy ra các trường hợp tái dương tính với COVID-19, có giả thuyết đặt ra là bệnh nhân có thể chuyển thành người lành mang trùng sau khi công bố khỏi bệnh. Tuy nhiên, GS Nguyễn Văn Kính bác bỏ giả thuyết này, vì nếu là trường hợp người lành mang trùng thì virus sẽ phải sống.

Một lần nữa, ông nhắc lại hiện tượng bệnh nhân tái dương tính không phải riêng Việt Nam có mà trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp như vậy. Việc này do đáp ứng miễn dịch của từng người, không phải là ca bệnh.

Khi theo dõi dịch tễ trên thế giới như tại Nhật Bản, Trung Quốc... những ca tái dương tính trở lại không lây nhiễm cho bất kỳ trường hợp nào dù họ đã về cộng đồng. Những người mà những ca này tiếp xúc F1 hoàn toàn âm tính.

AN LY (t/h)

Bộ Y tế lý giải vì sao bệnh nhân người Indonesia dương tính rồi lại âm tính với covid-19

Bộ Y tế lý giải vì sao bệnh nhân người Indonesia dương tính rồi lại âm tính với covid-19

Ông AJI là trường hợp thứ 4 kể từ đầu mùa dịch có kết quả dương tính giả sau khi xét nghiệm tại Phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép.