Thế hệ Gen Z, những người sinh ra từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2000 chính là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng Internet và tiếp xúc hằng ngày cùng công nghệ. Do đó, Gen Z còn được mệnh danh là những "công dân thời đại kỹ thuật số".
Cuộc sống gắn liền với công nghệ giúp Gen Z tiếp cận dễ dàng với các phương thức thanh toán hiện đại, khác hẳn so với thế hệ trước. Có thể họ "không xu dính túi" nhưng thực tế họ lại là thế hệ tiêu dùng thông minh!
"Không xu dính túi" vẫn có thể mua sắm, tiêu dùng
Rất nhiều Gen Z hiện nay đang theo đuổi phong cách "sống không tiền mặt". Họ thích sử dụng công nghệ hơn và có xu hướng lựa chọn thanh toán bằng phương thức kỹ thuật số thay vì tiền mặt.
Lý do chính khiến người trẻ không mang theo tiền mặt là sự tiện lợi. Họ có thể dễ dàng thanh toán các khoản chi tiêu nhỏ hàng ngày như cà phê, ăn trưa chỉ bằng một cú chạm điện thoại thông minh. Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt giúp tránh việc mất tiền và bị đánh cắp. Cũng chẳng cần phải là thẻ ngân hàng hay thẻ tín dụng, chiếc điện thoại là vật duy nhất cần thiết để thoải mái mua sắm, chi tiêu.
Không chỉ vậy, người trẻ Gen Z cũng đang dần trở thành lực lượng tiêu dùng chi phối thị trường. Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cho thấy giao dịch thanh toán qua mã QR ngày càng phổ biến tại Việt Nam, trong khi giao dịch ATM đang giảm cả về số lượng và giá trị. Theo đó, giao dịch qua kênh Internet trong 5 tháng đầu năm 2023 tăng 75,54% về số lượng giao dịch, mức tăng giao dịch qua kênh di động tăng 64,26%. Đáng chú ý, giao dịch qua mã QR tăng trưởng lần lượt 151,14%.
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Các nhà nghiên cứu dự đoán đến năm 2025, tiền mặt sẽ chỉ chiếm 18% tổng giá trị các giao dịch tại các cửa hàng bán lẻ. Điều này cho thấy thói quen chi tiêu sẽ tiếp tục thay đổi theo hướng số hoá.
"Mình quen với việc quét mã QR để thanh toán hay chuyển khoản và cũng quen với việc trong túi không có tiền mặt. Giờ đây cả những hàng quán lề đường cũng đều có thể quét mã thanh toán thì việc dùng tiền mặt chỉ khiến mình cảm thấy bất tiện.", Ngọc Trâm (23 tuổi) sống tại TP.HCM chia sẻ.
Không chỉ là "sống không tiền mặt", các bạn trẻ Gen Z thế hệ tiêu dùng thông minh qua xu hướng tích tiểu thành đại và coi trọng những ưu đãi hay giá trị gia tăng nhỏ lẻ. Họ chịu chi, nhưng đồng thời cũng không ngại canh giờ săn sale và không bỏ phí ưu đãi nào. Qua đó, tận dụng tối ưu những ưu đãi, khuyến mãi từ các thương hiệu để chi tiêu tối ưu.
"Mình thường tận dụng các chương trình, hoàn tiền, ưu đãi giảm giá khi mua hàng. Điều này giúp mình tiết kiệm khoảng vài trăm nghìn đồng mỗi tháng cho các chi phí sinh hoạt như thanh toán hóa đơn điện, nước hay mua sắm", Thành Đạt (25 tuổi) cho biết.
Dù đã tiêu dùng thông minh nhưng Gen Z phải luôn nhớ kỹ điều này!
Gen Z là thế hệ tiêu dùng thông minh là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, dù chi tiêu hợp lý đến mấy nhưng không có nguồn thu nhập tăng tiến ổn định thì giấc mơ tự do về tài chính sẽ mãi xa vời. Do đó, người trẻ cần được hình thành tư tưởng kiếm tiền từ sớm luôn nhớ bài học "tiền đẻ ra tiền" hay đơn giản hơn là tiết kiệm và đầu tư.
Một số Gen Z cho rằng việc cân đối các khoản thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm khá phức tạp, và cuộc sống sẽ không còn thoải mái nếu cứ mãi lo tính toán thu – chi. Tuy nhiên, việc cân đối này về bản chất lại giúp bạn lên kế hoạch cho tương lai của chính mình.
Việc cân đối thu chi là bước đầu tiên trong quá trình này. Người trẻ có thể tự rèn luyện bằng cách lập ngân sách hàng tháng để cân đối hợp lý giữa thu nhập và chi tiêu. Sau đó sẽ nâng cấp thêm các hình thức tiết kiệm hoặc đầu tư.
Hiện nay có rất nhiều kênh đầu tư mới mẻ và sinh lời hấp dẫn crypto, chứng khoán... Tuy nhiên chúng có điểm chung là rủi ro cao và cần phải tích lũy nhiều kiến thức, kinh nghiệm mà điều này lại khá khó với người trẻ. Trong khi đó, một số hình thức đầu tư an toàn hơn theo kiểu truyền thống như mua vàng cũng không quá hấp dẫn với các Gen Z bởi một số yếu tố: cất trữ, bảo quản...
Thay vào đó, một số hình thức tiết kiệm sinh lời tiện lợi nổi lên thu hút nhiều người dùng trẻ. Đơn cử như tính năng Tài khoản tích lũy trên Viettel Money, người dùng có thể mở tài khoản chỉ với 1.000 đồng, gửi tiền hay rút tiền bất cứ lúc nào và sinh lời ổn định, đặc biệt thích hợp cho các bạn trẻ không thích mạo hiểm. Những khoản tiền nhàn rỗi sẽ được "tích tiểu thành đại" và là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện giấc mơ tự do tài chính trong tương lai.
Bên cạnh đó, khoản tiền tiết kiệm này cũng sẽ là một quỹ dự phòng linh hoạt có thể cứu cánh trong các trường hợp khẩn cấp, có thể xảy ra bất ngờ như mất việc làm, bị bệnh nặng hay tai nạn xe cộ...
Có đến 10 slang "thuộc lòng" của Gen Z trong năm 2023 lọt vào top bình chọn WeChoice Awards: Đâu là cụm từ đang viral nhất?
Tại vì thích “elm” nhiều quá nên anh phải nói là “À Lôi”, bạn “thuộc lòng” những slang cực hot của Gen Z cỡ nào?