Việc dịch bệnh bùng phát và lan rộng gây nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Có rất nhiều shop, cửa hàng đóng cửa ở Hàn Nội. Người dân ngại ra ngoài và tiếp xúc với người lạ.
Điều này dẫn đến một mối lo ngại mới là suy thoái kinh tế. Thậm chí tại Hà Nội còn diễn ra một làn sóng trả mặt bằng ở những con phố sôi động nhất. Tại thời điểm hiện tại, dù những nơi này chưa ghi nhận ca nhiễm nhưng họ vẫn xác định đóng cửa toàn bộ. Chỉ một đoạn đường ngắn cỡ độ trăm mét nhưng có tới cả chục cửa hàng treo biển “cho thuê, chuyển nhượng mặt bằng” trên phố Chùa Bộc.
JLL đã đưa dự báo về kịch bản phục hồi an toàn, tăng trưởng chậm và có thể kéo dài trước tác động của Covid-19. Theo đó, hoạt động đầu tư có thể chậm lại trong nửa năm 2020 do các nhà đầu tư dự trước tình hình bất ổn đặc biệt là bán lẻ và khách sạn.
“Các nhà đầu tư sẽ nghiêng về tài sản trú ẩn an toàn, cân nhắc về rủi ro như ổn định thu nhập và khả năng vận hành. Trong những sự kiện biến động về kinh tế tương tự, các nhà đầu tư có xu hướng phân bổ vốn vào bất động sản nhiều hơn theo thời gian, nhờ biên lợi nhuận tương đối hấp dẫn so với các loại tài sản khác”, JLL cho hay.
Không chỉ riêng các ngành này, bất động sản cũng rơi vào trạng thái "nguy kịch". Chủ tịch HoREAm, ông Lê Hoàng Châu cho biết dịch Covid-19 làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, trong đó có thị trường bất động sản.
Cụ thể là trong nhiều tuần, loạt cổ phiếu bất động sản giảm sàn, nằm sàn, các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị (PR), bán hàng đều bị hủy bỏ. Thị trường bất động sản đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 02 năm qua, nay lại rơi vào tình thế “khó chồng khó”.
Mới đây, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số kiến nghị nhằm “cứu nguy" cho thị trường…
Một số doanh nghiệp bất động sản có quy mô lớn ở Hà Nội ước tính có khoảng 600 tỷ thiệt hại trong 3 tháng. Ngoài ra họ còn gặp tình trạng điêu đứng vì kinh doanh kinh doanh du lịch, khách sạn bị đóng băng khi là chủ hệ thống khách sạn lớn có mặt tại nhiều tỉnh thành.
Doanh thu sụt giảm lớn, trong khi chi phí duy trì hoạt động kinh doanh vẫn phải diễn ra đang vắt kiệt sức doanh nghiệp.
Không thể phủ nhận, Covid -19 đã và đang tạo ra những khủng hoảng cho bất động sản. Trong đó, tác động mà Covid-19 rõ nhất tới bất động sản, đó là ở phân khúc bất động sản du lịch.
Các căn hộ giá rẻ có diện tích nhỏ có mức giá trung bình cao hơn khoảng 5-10 triệu đồng/m2. Thậm chí, những căn hộ nhỏ có hiện tượng cháy hàng, hoặc bán chênh lên tới hàng trăm triệu đồng. Không chỉ ở phân khúc căn hộ bình dân giá rẻ mà ngay cả các dự án chung cư cao cấp, căn hộ nhỏ đều khá cao.
63 dự án bất động sản "đứng hình" vì dính đất nông nghiệp
63 dự án này đã bồi thường nhưng có nguồn gốc là đất nông nghiệp và đất chuyên dùng khác đang vướng quy định pháp luật nên không thể triển khai.