Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy tại các quận sau năm 2025

UBND TP cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm hạn chế ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

UBND TP Hà Nội vừa gửi tới HĐND cùng cấp tờ trình về Chương trình mục tiêu giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông giai đoạn 2021 - 2025.

Theo UBND TP Hà Nội, những năm tới thành phố tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục để phê duyệt đề án về phân vùng hạn chế hoạt động xe máy và tiến tới dừng hoạt động loại phương tiện này trên địa bàn các quận.

Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy tại các quận sau năm 2025

Đây là trong những nội dung của Nghị quyết 04 đã được HĐND TP thông qua năm 2017. Sau khi Nghị quyết này được thông qua, các cơ quan chức năng đã xây dựng đề án về hoạt động của xe máy trên địa bàn thành phố, với định hướng nghiên cứu sau năm 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận bên trong vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, quốc lộ 5.

Dự kiến sau năm 2030, thành phố dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận bên trong vành đai 4 đối với khu vực nam sông Hồng, và bên trong vành đai 3 đối với khu vực bắc sông Hồng.

Năm huyện lên quận giai đoạn 2021-2025 (Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng) sẽ được cập nhật bổ sung vào đề án, các đơn vị hành chính này cũng dừng hoạt động xe máy theo lộ trình.

Theo báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết số 04 ngày 4-7-2017, đến nay đã giải quyết 63 điểm ùn tắc giao thông, bình quân giải quyết 12 điểm/năm. Năm 2021 còn 31 điểm (đã xử lý 6 điểm, phát sinh 7 điểm). Các điểm ùn tắc giao thông phát sinh thêm chủ yếu tập trung ở các công trình đang thi công, sẽ được xử lý triệt để khi công trình hoàn thành.

Với tổng lượt xe buýt 140 tuyến tương đương 18.888 lượt xe, năng lực cung ứng của xe buýt hiện nay chỉ 31% (chưa tính đến năng lực vận chuyển của đường sắt đô thị tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông).

"Các tuyến vành đai 1-2-3 được đầu tư chưa hoàn chỉnh. Vành đai 4, vành đai 5 chưa được đầu tư. Các tuyến đường sắt đô thị đều chậm tiến độ, theo như dự kiến. Tỉ lệ vận tải hành khách công cộng chưa đạt theo yêu cầu đề ra do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19", báo cáo UBND TP nêu.

Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt vào giờ cao điểm và các dịp lễ, tết tập trung đông người. 

Thanh Mai

Giá tôm càng xanh giảm mạnh còn 110.000-200.000 đồng/kg

Giá tôm càng xanh giảm mạnh còn 110.000-200.000 đồng/kg

Thị trường thực phẩm hôm nay ghi nhận giá tôm càng xanh giảm mạnh tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP.HCM.