Ngành công nghiệp mua ngay trả sau, câu chuyện mới về Fintech đang rất nóng tại châu Á

Căn nhà thường là tài sản lớn và quan trọng nhất đối với một gia đình. Vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan, hiện nay rất nhiều gia đình Việt đều lựa chọn mua nhà có sẵn nội thất. Tuy nhiên, nếu chưa “dày” kinh nghiệm, người mua nhà dễ bị thua thiệt khi gặp phải những chủ nhà vô tâm.

Marcus Khoo, một giám đốc điều hành mạng xã hội 26 tuổi chưa bao giờ có ý định mua nước hoa và máy khuyếch tán tinh dầu.

Những món hàng này vẫn luôn nằm im trong giỏ hàng của Khoo nhưng chưa được thanh toán cho đến khi anh khám phá ra dịch vụ tùy chọn trả góp Rely giúp anh chia hóa đơn mua sắm thành bốn phần và không phải trả lãi.

Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ có tên Rely, Khoo có thể dễ dàng quyết định mua một loại sản phẩm giá 56 đô la Singapore (41 USD), bởi có thể trả góp và được thanh toán thành 4 đợi, với hai tuần một đợt và không có lãi suất.

b9971cff-b2e7-413c-9d98-4a561fe9dd91_f6ccde98.jpg
Dịch vụ BNPL đang bùng nổ tại thị trường châu Á - Minh họa: SCMP

Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore, Rely được thành lập vào năm 2016 hợp tác với hàng chục cửa hàng thời trang, phụ kiện và đồ điện tử bao gồm thương hiệu giày Geox và quần áo Charles & Keith.

Khoo chia sẻ: "Tôi thích ứng dụng này vì tôi chỉ phải trả ít hơn cho một món hàng. Tất nhiên là vẫn phải trả giá đầy đủ nhưng có thể chia theo từng khoảng thời gian khác nhau, tiết kiệm hơn là trả hết trong một lần".

Hiện Rely là một trong hàng chục nhà cung cấp loại hình tín dụng mới nổi được biết đến với tên viết tắt BNPL đang mọc lên khắp châu Á.

Theo dự báo của Báo cáo thanh toán toàn cầu của FIS-Worldpay năm 2021, Buy now, pay later có triển vọng tăng gấp đôi thị phần trên thị trường thanh toán thương mại điện tử của khu vực từ 0,6% lên 1,3%.

Đây đang là phương thức thanh toán trực tuyến có tốc độ phát triển nhanh nhất ở một loạt quốc gia, bao gồm Úc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore. Có nghĩa, mô hình mua sắm trả sau này sẽ khiến thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, giao dịch tiền mặt và thẻ trả trước mất thị phần nhanh chóng tới đây.

screenshot-78-1638586331.png
Xu hướng dịch vụ tài chính tại châu Á tính đến năm 2024.

Cũng theo đó, phương thức thanh toán trực tuyến ở các quốc gia bao gồm Úc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore gồm thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, tiền mặt có khả năng mất thị phần tính đến năm 2024.

Hình thức mới hỗ trợ các khoản vay vi mô, những khoản tín dụng nhỏ được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data). Lấy ví dụ Ant Group đã vận hành dịch vụ Huabei từ năm 2014 trong khi đối thủ JD.com ra mắt Baitiao trong cùng năm.

Han Feng, một đối tác của McKinsey ở Thượng Hải dự đoán trong vài năm tới sẽ bùng nổ hình thức cho vay vi mô trực tuyến: "Ngành công nghiệp buy now, pay later ở Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng nhưng lĩnh vực này hiện được quản lý nghiêm ngặt.

Đó là lí do tại sao ngành này có nhiều thay đổi và tốc độ tăng trưởng chậm lại".

33.png
Ảnh chụp màn hình của Rely, một ứng dụng điện thoại thông minh cung cấp dịch vụ mua ngay - trả sau (BNPL) - Ảnh: Bloomberg

Các cơ quan quản lý internet của Trung Quốc đã tập trung điều chỉnh việc vay vi mô trực tuyến, khi đưa ra các quy tắc dự thảo vào tháng 11/2020 để xác định lại sự phát triển của fintech, yêu cầu các bên cho vay phải bỏ thêm vốn tự có để thực hiện các khoản vay mới.

Các sản phẩm cho vay vi mô trực tuyến của Trung Quốc khác với các dịch vụ BNPL ở phương Tây. Huabei, có nghĩa là “chỉ cần chi tiêu”, hoạt động giống như một thẻ tín dụng ảo cung cấp cho người vay khoản vay không lãi suất lên đến 40 ngày.

Một số dịch vụ kiểu này khác - như Maiya và Happay của LexinFintech - đang cung cấp các khoản vay BNPL không lãi suất. Hồng Kông, Singapore và phần còn lại của châu Á cũng đang nóng lên với BNPL.

Theo Han: "Xu hướng cho vay vi mô trực tuyến đang chậm lại ở Trung Quốc nhưng đối với một số thị trường Đông Nam Á vẫn có cơ hội tăng trưởng tốt, đặc biệt là đối với Thái Lan và Ấn Độ là những nơi đang thiếu thẻ tín dụng".

Ông nhấn mạnh thêm rằng tình hình của các quốc gia trên giống như giai đoạn đầu của Trung Quốc. Các công ty fintech tại nước này đang đổ dồn dòng tiền vào Đông Nam Á.

Ant Group sở hữu 6,3% Paytm của Ấn Độ và 39% Kakao Pay của Hàn Quốc, cả hai đều có dịch vụ BNPL. "Gã khổng lồ" thương mại điện tử của khu vực là Sea cũng mạo hiểm tham gia vào ngành tại Philippines, Thái Lan và Indonesia.

Các khoản cho vay BNPL phổ biến ở Châu Á vì chúng lấp đầy một điểm hấp dẫn cho cả người tiêu dùng và thương gia. Người mua sắm bị thu hút bởi phân khúc thanh toán khi nó kéo dài đồng đô la của họ, trong khi các thương gia chào đón khối lượng bán hàng cao hơn.

2ea170d7-dd49-4291-9834-ae7b3eb23f9c-2a48f19f-1638586407.jpg
Nhiều cửa hàng treo biển dịch vụ mua ngay trả sau.

Warren Hayashi, chủ tịch khu vực châu Á Thái Bình Dương của công ty Adyen chuyên xử lý các khoản thanh toán trực tuyến và tại cửa hàng thông qua một nền tảng duy nhất dành cho người bán, chỉ ra: "Mặc dù thanh toán kỹ thuật số được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu nhưng các khoản trả góp hàng tháng cộng lại sẽ cao hơn so với tổng tiền ban đầu. Đây là những giải pháp thừa kế từ phía ngân hàng, người tiêu dùng có ít sự lựa chọn về cách thanh toán. Các dịch vụ BNPL thúc đẩy nhu cầu trong ngắn hạn".

Các dịch vụ BNPL đã được thúc đẩy mạnh mẽ trong đại dịch Covid-19 toàn cầu, khi các quy tắc giãn cách xã hội đã thúc đẩy việc chuyển từ sử dụng tiền mặt sang thanh toán trực tuyến không tiếp xúc.

Arvin Singh, đồng sáng lập của dịch vụ BNPL, Hoolah ở Singapore, cho biết thế hệ Z - những người sinh từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2010 - là những người hứng thú nhất các dịch vụ BNPL

Ra mắt vào năm 2018, Hoolah cung cấp dịch vụ BNPL tại Hồng Kông, Malaysia và Singapore thông qua các cửa hàng như Zalora, Klipsch và GNC. Công ty này từ chối tiết lộ số lượng người dùng của mình, nhưng trích dẫn mức tăng trưởng 400% về người dùng trong năm ngoái.

Singh phân tích: “Những người mua sắm này - từ 25 đến 35 tuổi - rất hiểu biết, họ coi trọng sự linh hoạt trong thanh toán. Dịch vụ này còn rất thích hợp cho những người có ít khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, như không thể làm được thẻ tín dụng”.

44.png

Không giống như loại hình mua trả góp truyền thống, dịch vụ BNPL là sản phẩm của Internet di động, cung cấp các khoản vay không tính lãi đối với các khoản tiền nhỏ, thường ở mức trung bình khoảng 100 USD.

Họ được trả trước sản phẩm sau khi thanh toán đợt đầu tiên. Tại các cửa hàng, người tiêu dùng thanh toán bằng cách quét mã QR. Hayashi cho biết các dịch vụ BNPL trực tuyến được tích hợp vào các tùy chọn thanh toán, một xu hướng ngày càng được các thương gia chấp nhận. Ngân hàng Klarna của Thụy Điển và Afterpay của Úc là hai trong số những tên tuổi fintech lớn mà Adyen đã thêm vào nền tảng của mình.

Đối với các đại lý bán hàng, các sản phẩm BNPL thường được các nhà cung cấp tính giá cao hơn. Nhưng các cửa hàng vẫn được hưởng lợi, bởi có nhiều hàng hóa hơn và có nhiều khách hơn. Nhà cung cấp BNPL còn chịu rủi ro về tài chính cho họ, tức trả trước đầy đủ cho người bán và xử lý việc trả nợ của người mua.

66.png

Atome, một nhà cung cấp BNPL của Singapore hoạt động tại 9 thị trường châu Á, tính phí người bán cao hơn từ 1 đến 3% giao dịch so với mức phí của công ty thẻ tín dụng.

Tổng giám đốc của Atome Hong Kong, Eric Yu, cho biết: “Chúng tôi chấp nhận rủi ro khi khách hàng không thanh toán. Đổi lại chúng tôi không mất các chi phí như tiếp thị, chứng từ và thẻ tín dụng…”. Kể từ khi thành lập vào năm 2019, Atome có 20 triệu người dùng ở Trung Quốc và Hồng Kông.

Tuy nhiên, Yu cũng chỉ ra người bán hưởng doanh số bán hàng cao hơn và quy mô giao dịch lên đến 30% khi sử dụng BNPL.

Theo dự báo của FIS-Worldpay, cơn sốt BNPL cũng đã thu hút các ngân hàng truyền thống vào cuộc cạnh tranh, vì họ nhắm tới mục tiêu kiếm tiền trong một thị trường có thể tăng trưởng 43% hàng năm trong ba năm tới.

Ngân hàng United Overseas Bank, một trong ba ngân hàng lớn nhất của Singapore đã công bố kế hoạch giới thiệu dịch vụ BNPL tại Indonesia thông qua ứng dụng số.

77.png

Thế nhưng khi lĩnh vực này trưởng thành cũng là lúc lọt vào tầm ngắm của các nhà quản lý vì điểm kiểm tra tín dụng kém và khuyến khích bội chi. Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA) cho biết khách hàng nên lưu ý rằng không phải nhà cung cấp dịch vụ mua ngay, trả sau nào cũng được quản lý và kiểm soát rõ ràng, chẳng hạn như các tổ chức phi ngân hàng.

Bất chấp lời cảnh báo, những ứng dụng nêu trên vẫn phát triển mạnh mẽ và ngày càng được ưa chuộng do không yêu cầu chứng minh thu nhập người dùng.

Atome đánh giá người mua bằng công nghệ hồ sơ tín dụng trong vỏn vẹn hai phút, thu thập thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân của người dùng và thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng đang hoạt động được liên kết với tài khoản của họ.

Nhiều nhà đầu tư đánh giá BNPL là một cách làm khác của hoạt động tài chính truyền thống nhưng tạo ra giá trị gia tăng và dòng tiền hấp dẫn.

(Nguồn: SCMP)

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương