Hà Nội: Nguy cơ dịch sốt xuất huyết chồng Covid-19

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay.

Theo Sở Y tế, Hà Nội ghi nhận 1.574 ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 1.612 trường hợp. Riêng tuần cuối tháng 8, Hà Nội ghi nhận 152 ca sốt xuất huyết, trong khi tuần trước đó chỉ 67 ca.

Một số quận, huyện ghi nhận hơn 100 ca, như Phúc Thọ với 334 ca, Nam Từ Liêm với 149 ca. Các ca ban đầu ở Hoài Đức, Đan Phượng, Thường Tín, sau đó lan dần vào khu vực trung tâm như Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoàng Mai...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ghi nhận số ca sốt xuất huyết nhập viện tăng vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, có những ngày ghi nhận hàng chục ca. Bác sĩ Thư nhận định năm nay diễn biến các ca sốt xuất huyết chưa bất thường, các bệnh nhân chưa có biểu hiện nặng hơn năm ngoài. Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chưa ghi nhận bệnh nhân nào nặng do nhập viện muộn.

Bác sĩ Thư cho biết Việt Nam từng đối mặt với trường hợp dịch chồng dịch vào năm 2009, trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết dengue trùng với dịch cúm A/H1N1. theo bác sĩ Thư, sốt xuất huyết không phải bệnh nhiễm virus cấp tính thông thường, không tự khỏi trong 3-5 ngày.

Bệnh thường diễn biến nặng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi sốt, ở những ngày đó người bệnh xuất huyết, cô đặc máu, giảm huyết áp và có thể tử vong, song triệu chứng ban đầu có thể nhầm lẫn với bệnh sốt do virus khác và Covid-19. Cần căn cứ vào kết quả xét nghiệm công thức máu để chỉ định truyền dịch và sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Nếu bị sốt cao đột ngột, không tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh hoặc truyền dịch tại nhà mà phải đến các cơ sở ý tế để được khám chữa kịp thời. 

Triệu chứng của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với Covid-19 như sốt, đau mỏi cơ, ngoài ra còn có sốt cao liên tục, đột ngột, đau mỏi người, đau hốc mắt, đau hai bên thái dương. Từ ngày thứ 4 trở đi, bệnh nhân có thể biểu hiện nặng hơn như li bì, tiểu ít, tê bì, mệt mỏi và đau, xuất huyết ở da và niêm mạc.

Người dân nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm, loại bỏ các khu vực có ao tù, nước đọng, diệt bọ gậy (loăng quăng) để ngăn chặn muỗi truyền bệnh sinh sôi và tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài tay. Khi có triệu chứng sốt cao liên tục không thuyên giảm, mọi người nên tới bệnh viện để khám, điều trị kịp thời.

Thanh Mai

Khị bị sốt xuất huyết, trường hợp nào cần đến bệnh viện ngay?

Khị bị sốt xuất huyết, trường hợp nào cần đến bệnh viện ngay?

Phần lớn các trường hợp tử vong do nhập viện muộn, ca tử vong gần đây nhất ghi nhận là bệnh nhân nam, 57 tuổi,