Hai mẹ con bị ngộ độc botulinum nguy kịch vì 1 món "chống ngán" mâm cơm Việt nào cũng có

Rau củ muối chua là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng quá trình chế biến không đảm bảo, ăn sai cách có thể gây ngộ độc và nhiều bệnh tật.

Bà Lưu năm nay 51 tuổi, sống tại Quảng Đông (Trung Quốc). Tuần trước, cô con gái lấy chồng xa về thăm nhà nên bà Lưu vốn ít khi nấu nướng liền vào bếp nấu một bữa trưa thịnh soạn. Đến sau bữa tối cùng ngày, bà Lưu bắt đầu cảm thấy buồn nôn, mí mắt nặng trĩu, cả người mệt mỏi. Nghĩ là do mình ăn quá no nên bà uống thuốc tiêu hóa rồi lên giường ngủ.

Không ngờ, một lúc sau bà bắt đầu nôn mửa dữ dội, đau vùng đầu và cổ, khó thở, tức ngực. Bà cố gắng đi xuống lầu để gọi con gái đưa đi bệnh viện thì thấy cô nôn thốc nôn tháo trong nhà vệ sinh, kèm triệu chứng khó thở, tay chân loạng choạng. Ngay lập tức, bà gọi xe cấp cứu và hô hoán mọi người xung quanh giúp đỡ.

Các bác sĩ phòng cấp cứu của Bệnh viện Bệnh viện Nhân dân số 12 của Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) kết luận, bà Lưu và con gái bị ngộ độc botulinum. Trưởng khoa Chăm sóc tích cực của bệnh viện Chen Yunchao cho biết: “Botulinum là độc tố sinh học gây chết người mạnh nhất từng được biết đến, có thể gây tử vong và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Khi tới bệnh viện, cả hai bệnh nhân đều có dấu hiệu suy hô hấp do ngộ độc botulinum. Trong đó, cô con gái bị nặng hơn. May mắn là được điều trị kịp thời nên cả hai đều thoát khỏi cơn nguy kịch”.

  Hai mẹ con cùng lúc nhập viện vì ngộ độc botulinum sau khi ăn dưa bắp cải (Ảnh minh họa)

Hai mẹ con cùng lúc nhập viện vì ngộ độc botulinum sau khi ăn dưa bắp cải (Ảnh minh họa)

Khi biết được lý do khiến mình và con gái nhiễm phải thứ độc tố kinh hoàng này, bà Lưu lập tức ôm mặt khóc. Hóa ra, tất cả đều tại món dưa bắp cải muối trong bữa ăn buổi trưa hôm đó.

Bà Lưu kể lại, con gái bà kết hôn và định cư ở nước ngoài đã lâu, khi về nhà nhớ món dưa chua mẹ thường làm nên bà đã đặc biệt chuẩn bị. Bởi vì thời gian ngắn nên bà Lưu chọn dùng bắp cải, tận dụng hũ nước dưa chua lâu không dùng tới để muối cho nhanh. Nhờ vậy, chỉ sau chưa đầy một buổi sáng đã có dưa bắp cải muối để ăn. Khi ăn, cô con gái cũng ăn nhiều hơn nên hấp thụ nhiều độc tố botulinum hơn.

Bác sĩ Chen giải thích: “Chất độc botulinum toxin do vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) sinh ra. Đây là một vi khuẩn gram dương kỵ khí, tức sản sinh trong môi trường yếm khí. Vì thế, cà muối, dưa muối hay bất kỳ loại thực phẩm muối chua nào nếu không được chế biến cẩn thận, trong môi trường kín khí đều có thể gây ra độc tố.

Trong khi đó, bệnh nhân mắc sai lầm khi dùng lại nước muối dưa đã để rất nhiều năm. Cụ thể, bệnh nhân cho biết trong 6 năm liền mình luôn giữ lại nước cốt dưa chua, nếu chua quá thì bỏ bớt và thêm nước lọc để pha loãng rồi tiếp tục bỏ rau củ vào muối. Điều này vừa tiện lợi lại giúp dưa chua nhanh được ăn nên được không ít người áp dụng mà không hay vừa không đảm bảo vệ sinh còn dễ gây ngộ độc.

Lần này, vì thời gian gấp rút, muốn nhanh có dưa chua nên ngay cả khi kiểm tra thấy nước dưa chua có biểu hiện bị khú, đóng váng nhưng bệnh nhân vẫn dùng để muối bắp cải. Điều này dẫn tới sản sinh botulinum bà gây ngộ độc khi ăn phải”.

4 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc botulinum

Bác sĩ Chen nhấn mạnh nhiều lần rằng botulinum là loại chất độc vô cùng khủng khiếp, có thể gây nguy hiểm tính mạng với lượng siêu nhỏ. Chỉ 1mg botulinum có thể giết chết 200 triệu con chuột và chưa cần đến 0,000001g có thể gây chết người, 1kg có thể gây tử vong 1 tỷ người.

“Người bị ngộ độc độc tố botulinum sẽ có các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, mờ mắt, khàn giọng, đau cổ, sụp mí mắt, khó nuốt. và các triệu chứng khác ở giai đoạn đầu. Trong trường hợp nặng, khó thở và thậm chí tử vong do suy hô hấp. Đáng lo ngại là độc tố botulinum rất dễ ẩn nấp trong nhiều thực phẩm, món ăn quen thuộc hàng ngày của chúng ta” - bác sĩ Chen nói.

Ông cũng liệt kê ra 4 nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc botulinum cho con người nhất, bao gồm:

- Đồ hộp, đóng gói sẵn: Do đặc điểm về môi trường kỵ khí và sinh bào tử, lại dễ lây nhiễm qua quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản nên độc tố botulinum rất dễ tồn tại trong các loại đồ ăn đóng hộp, đóng túi kín. Nhất là thịt, cá, sữa hộp, pho-mát, hải sản…

- Các sản phẩm thịt chế biến sẵn: Dù có được đóng hộp hay không, các loại thịt chế biến sẵn được xem là một trong những môi trường lý tưởng hàng đầu để vi khuẩn C. botulinum sinh sôi và gây hại cho con người. Trong khi đó, chúng ta lại thường xuyên tiêu thụ giăm bông, xúc xích, giò chả…

  Rau củ muối chua, nhất là dùng lại nước dưa chua để lâu ngày tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc (Ảnh minh họa)

Rau củ muối chua, nhất là dùng lại nước dưa chua để lâu ngày tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc (Ảnh minh họa)

- Các loại rau củ muối: Lên men rau củ bằng cách muối là một trong những phương pháp chế biến hoặc bảo quản rau củ rất phổ biến, nhất là ở các quốc gia châu Á. Tuy nhiên, nó cũng rất dễ trở thành con đường khiến độc tố botulinum xâm nhập và gây nguy hại cho con người. Đặc biệt là nếu quy trình lên men không đảm bảo vệ sinh hoặc để quá lâu ngày.

- Chế biến chưa chín kỹ hoặc bị ôi thiu: Các thực phẩm không được nấu chín trước khi ăn hoặc nấu chín nhưng để lâu dẫn đến bị ôi, thiu cũng có thể gây ngộ độc. Hay khi tự đóng gói thực phẩm tại nhà, nhất là nếu chưa chế biến kỹ lưỡng hoặc bảo quản trong tủ lạnh sai cách cũng rất dễ gây ngộ độc botulinum.

Ngoài ra, vi khuẩn hoặc bào tử của C.botulinum cũng có thể tồn tại trong ruột cá, ruột gia súc. Vì vậy, nếu ăn các món chế biến từ nguyên liệu này mà chưa chín kỹ, còn sống hay tái thì khả năng bị ngộ độc botulinum là rất cao. Với trẻ em, nguy cơ ngộ độc botulinum còn tiềm ẩn khi ăn mật ong.

Nguồn và ảnh: The Paper, Family Doctor

Ngọc Ái

Đừng kết hợp trứng cùng 7 loại thực phẩm này kẻo ngộ độc

Đừng kết hợp trứng cùng 7 loại thực phẩm này kẻo ngộ độc

Trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng nếu sử dụng không đúng cách, đặc biệt kết hợp sai công thức rất dễ gây hại cho cơ thể.