Nhận định về vụ án nữ sinh ở An Giang tự tử vì bị nhà trường kiểm điểm, trao đổi với Zing, TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) nói: “Vụ việc nữ sinh nghi tự tử ở An Giang là tiếng trống cảnh tỉnh về cách thức ứng xử của giáo viên với học sinh, đặc biệt là trong giai đoạn các em càng ngày càng nhạy cảm với sự tôn trọng”.
TS Trần Thành Nam cho rằng việc bêu tên học sinh trước trường là hình thức kỷ luật khiến học sinh tự ti, xấu hổ về bản thân. Đây là hình thức kỷ luật truyền thống, hạ thấp, giảm giá trị của người học và dẫn đến nhiều nguy cơ. Cách này có thể khiến học sinh oán giận, trả đũa giáo viên, tự gây hại cho bản thân. Sự việc nữ sinh ở An Giang vừa qua là một minh chứng.
Nữ sinh nghi tự tử ở An Giang. Ảnh: M.N. |
Học sinh bị phạt như vậy sẽ oán giận. Thậm chí, một số em có hành vi trả đũa bằng cách chống đối giáo viên hay tự gây hại cho bản thân, khiến mọi người hối hận vì đã phạt mình.
Nữ sinh này đã tự gây hại cho bản thân để khẳng định mình không sai và không đồng tình với cách xử phạt của thầy cô, dường như muốn gửi đi thông điệp không ai phải rơi vào hoàn cảnh giống mình.
TS Nam cho rằng lỗi ở đây là của cả thầy cô và gia đình, nếu gia đình tin tưởng thể hiện sự tin tưởng với cách hành xử của thầy cô, học sinh sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, thấy mình là một đứa tồi, láo, không có giá trị, đáng bị trừng phạt. Những trẻ có vấn đề tâm lý sẵn hoặc thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc dễ dẫn đến hành động trả đũa, làm người khác hối hận vì đã làm mình tổn thương.
Việc bêu tên trước trường theo ông Nam là bạo lực tinh thần. “Bỏ mặc tức là bố mẹ không quan tâm, lắng nghe, tin tưởng, thuộc dạng bạo lực không hành động kịp thời”, ông Nam cho hay.
Theo Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT, việc phê bình học sinh trước lớp, trường không còn được cho phép. Nhưng ông Nam cho rằng để thông tư đi từ ngành đến cơ sở, trường học cần có quá trình, đặc biệt là giáo viên cần quán triệt triết lý kỷ luật tích cực. Mục tiêu tốt nhất của kỷ luật tích cực là không kỷ luật mà đưa học sinh vào trạng thái kỷ luật, bầu không khí tâm lý tích cực.
Bởi khi người lớn chú ý đến điểm mạnh của các em, học sinh cũng sẽ chú ý vào đó, lúc này hành vi xấu có cơ sở để giảm đi. Đây là cách thức bền vững nhất để giảm hành vi xấu.
“Những biện pháp đi ngược quan điểm này, như giáo dục dựa trên đau đớn và bị nhục nhà, sợ hãi, là bạo lực”, TS Trần Thành Nam khẳng định và cho rằng xử phạt như vậy là trái với Thông tư 32.
Trong một số tình huống, giáo viên vẫn cần phạt học sinh nhưng phải dựa trên hệ quả tự nhiên và logic, đảm bảo đứa trẻ an toàn, được tôn trọng.
Ông Nam nêu ra 3 yếu tố quan trọng đó là:
- Yếu tố liên quan, hình thức xử phạt phải liên quan lỗi hành vi.
- Yếu tố ôn trọng tức biện pháp đó phải làm trẻ hiểu rằng giáo viên đưa ra hình phạt vì muốn mình tốt lên, không phải để trả thù cá nhân hay thiên vị.
- Yếu tố thứ 3 là hợp lý.
Không chỉ khi Bộ GD&ĐT ra Thông tư 32, trước đó, trong quá trình học, sinh viên sư phạm đã có kỳ thực tập để trải nghiệm các tình huống sư phạm, học cách xử lý tình huống để có cách hành xử phù hợp trong môi trường giáo dục. Nhưng theo ông Nam rằng cần kéo dài thời gian thực hành này để sinh viên sư phạm gặp đa dạng tình huống, rèn luyện phẩm chất đạo đức và cách ứng xử dựa trên các nguyên tắc trên.
Một số chương trình như tại ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), sinh viên sư phạm được học môn Đạo đức nhà giáo dục - môn học dài nhất từ trước đến nay, kéo dài trong suốt 4 năm. Từ năm đầu, sinh viên đã có ó nhiệm vụ lập và theo đuổi dự án về văn hóa, cách thức ứng xử dạy trong 4 năm. Giảng viên đánh giá hoàn thành môn học dựa trên cả quá trình sinh viên học các môn khác, ứng xử với bạn bè trong lớp....
Top 6 loài nấm kỳ lạ nhất trong tự nhiên
Có hàng ngàn loại nấm khác nhau tồn tại trong tự nhiên có loại ăn được, loại có độc và có cả loại dùng để nhuộm vải...