Mâu thuẫn trong cách nuôi dạy con với ông bà cũng muôn hình vạn trạng, mỗi nhà mỗi kiểu. Có người là mâu thuẫn với mẹ chồng, có người là cả bố và mẹ chồng, cũng có người là mâu thuẫn với chính mẹ ruột.
Chuyện nuôi dạy con trẻ vốn đã vất vả nhưng sẽ “dễ thở” hơn khi có sự trợ giúp của ông bà. Tuy nhiên, với những quan điểm khác biệt giữa hai thế hệ sẽ dẫn đến những mâu thuẫn trong nhiều việc như cho ăn thế nào, dạy học ra sao, dạy con giao tiếp ứng xử… Thậm chí nhiều gia đình mối quan hệ giữa bố mẹ và ông bà trở nên căng thẳng cũng từ những bất đồng này. Để giữ được hòa khí trong gia đình, bố mẹ nên có sự chuẩn bị trước, thống nhất trong cách nuôi dạy trẻ với ông bà.
Bố mẹ nên có sự chuẩn bị trước, thống nhất trong cách nuôi dạy trẻ với ông bà. |
Thống nhất quan điểm
Theo truyền thống, người Việt thường sống chung nhiều thế hệ trong một nhà và luôn đề cao vai trò của người lớn tuổi. Vì vậy, việc nuôi dạy con của nhiều cặp vợ chồng vẫn có sự “giúp sức” của ông bà. Tuy nhiên, phần lớn ông bà lại nuôi dạy cháu theo cách thời xưa. Trong khi đó, bố mẹ trẻ thường theo kiểu hiện đại.
Để giải quyết những mâu thuẫn giữa ông bà và bố mẹ trẻ trong cách nuôi dạy con cháu, trước tiên cần nhìn nhận rõ những điều được và mất của ông bà khi cùng chung vai dạy trẻ. Ông bà cố gắng dành nhiều thời gian cho cháu nhỏ thì gia tăng sự căng thẳng về tâm lý, sức khỏe giảm sút dẫn đến không khí gia đình cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, bố mẹ và ông bà nên thống nhất về cách nuôi dạy con như thế nào. Tốt nhất là bố mẹ nên trao đổi rõ ràng về những mong muốn, kỳ vọng về cách nuôi dạy con ngay cả trước khi con chào đời, làm công tác tư tưởng dần dần cho ông bà để bớt xảy ra những mâu thuẫn sau này.
Cả nhà có thể cùng nhau xem các chương trình về nuôi dạy trẻ trên tivi, để cập nhật những kiến thức phù hợp với việc nuôi dạy trẻ trong thời hiện đại.
Bên cạnh đó, bố mẹ và ông bà có thể thỏa thuận về trách nhiệm, công việc cho nhau để đỡ phần công sức của cả hai bên. Ông bà có thể chăm cho bé việc ăn, ngủ, chơi với trẻ, còn bố mẹ sẽ dạy con học, mua đồ chơi, quần áo cho con...
Cùng dành thời gian cho con cháu
Cả gia đình hãy cùng dành thời gian tham gia những hoạt động tập thể. |
Cả gia đình hãy cùng dành thời gian tham gia những hoạt động tập thể. Qua những hoạt động này sẽ giúp gắn kết hơn tình cảm gia đình. Đó có thể là một chương trình tư vấn chăm sóc trẻ, thông qua đó, người lớn tuổi sẽ hiểu hơn về cách dạy con của ba mẹ và tự điều chỉnh cách dạy cháu của mình. Ngược lại, bố mẹ trẻ cũng có thể học được những kinh nghiệm hay từ ông bà.
San sẻ công việc chăm trẻ với ông bà
Nhiều bố mẹ trẻ vì bận rộn công việc mà “giao khoán” luôn việc nuôi dạy con cho ông bà. Trong khi đó, ông bà có những cách dạy cháu theo truyền thống làm bố mẹ không ưng ý, rồi từ đó lại xảy ra xung đột. Vì vậy, phụ huynh nên san sẻ bớt công việc nuôi trẻ với ông bà. Bạn có thể tạo ra một số sự quan tâm khác dành cho trẻ như để trẻ vui chơi cùng bạn bè thân thiết, hàng xóm... Như vậy sẽ chia sẻ bớt gánh nặng nuôi con cho ông bà mà còn hạn chế sự can thiệp sâu vào cuộc sống của trẻ từ ông bà lẫn các ông bố, bà mẹ trẻ.
Hãy nhìn sự việc từ góc độ tích cực
Bố mẹ và ông bà cần thống nhất nguyên tắc cách nuôi dạy trẻ để chúng tin tưởng và làm theo. |
Nếu bạn đang có con và cảm thấy rằng ông bà can thiệp đa phần vào gia đình bạn, trước hết hãy nghĩ ông bà chỉ muốn tốt hơn cho con mình mà. Cũng giống như mỗi chúng ta, ông bà cũng có khi có sai hoặc nhận ra ranh giới mà họ vô tình vượt qua. Có lẽ ông bà chưa về điều bạn muốn hoặc không muốn. Hãy để ông bà cảm thấy được có ích. Hãy tạo cho ông bà cảm giác được góp, quan trọng và cần thiết!
Trẻ dễ bị căng thẳng khi phải tiếp nhận cùng lúc hai cách giáo dục khác biệt hoặc thấy cha mẹ và ông bà tranh cãi nhau vì mình. Vì vậy, bố mẹ và ông bà cần thống nhất nguyên tắc cách nuôi dạy trẻ để chúng tin tưởng và làm theo.
Mâu thuẫn trong bữa cơm, chồng cầm dao đâm vợ tử vong
Trong lúc đang ăn cơm, 2 vợ chồng ở Hà Nội xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Người chồng đã vào bếp lấy dao đâm vợ tử vong ngay tại nhà.