Hóa ra nguồn gốc món sushi không ở Nhật Bản, nhưng…

Tại Hà Nội, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam hiện đang giới thiệu “Tôi yêu Sushi” - một triển lãm thú vị.

Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku (ẩm thực Nhật Bản) vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho sức khỏe, vừa ngon mắt, lại vừa ngon miệng. Sushi đã trở thành món ăn quen thuộc trong các thực đơn trên toàn thế giới.

Mẫu hình cá ngừ - một loại hải sản chủ yếu dùng để chế biến sushi
Mẫu hình cá ngừ - một loại hải sản chủ yếu dùng để chế biến sushi

Dù sushi đã là một món ăn quen thuộc, nhưng hầu hết mọi người mới chỉ khám phá được vài điều hấp dẫn của nó. Các nguồn tư liệu cho thấy: Khởi nguồn từ Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc, sushi đã đến Nhật Bản hơn 1.000 năm trước. Với việc tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào trong và xung quanh các hòn đảo của Nhật Bản, với những kiến thức và ý tưởng cùng những nỗ lực không ngừng, người Nhật đã biến đổi sushi hoàn toàn với nhiều hình thức khác nhau.

Loại sushi phổ biến nhất thời nay là nigiri-zushi, xuất hiện khoảng 200 năm trước ở Edo (nay là Tokyo). Sushi hiện đã vượt ra ngoài biên giới Nhật Bản và được người dân khắp thế giới ưa thích. Do vậy, triển lãm này nhằm cung cấp một hướng dẫn trực quan và chuyên sâu về sức hấp dẫn của sushi - bao gồm cách người Nhật tiếp nhận sushi nguyên bản và biến đổi nó để phù hợp với môi trường tự nhiên, văn hóa và lối sống của từng khu vực.

Khách tham quan triển lãm thích thú tham gia trò chơi gấp giấy Origami.
Khách tham quan triển lãm thích thú tham gia trò chơi gấp giấy Origami.
Nhiều bạn nữ trẻ còn tranh thủ chụp ảnh lưu niệm trong không gian triển lãm.
Nhiều bạn nữ trẻ còn tranh thủ chụp ảnh lưu niệm trong không gian triển lãm.

Hẳn mọi người đều đã biết, cá ngừ là nguồn hải sản để chế tác sushi. Có 5 loại cá ngừ chủ yếu, gồm: Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, cá ngừ vây xanh miền Nam, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ albacore. Trong đó, cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương là loại lớn nhất, có thể dài hơn 3m và nặng hơn 700kg, đồng thời là loài cá có giá trị cao, thường được dùng để làm sushi và sashimi. Dĩ nhiên, còn có một số loại cá khác cũng được sử dụng làm sushi - như cá mòi, cá thu, cá nục, cá tráp biển…

Ở Nhật, cá ngừ được biết đến với cái tên maguro, xuất hiện muộn và chỉ được sử dụng nhiều để làm sushi từ thế kỷ 19. Ban đầu, cá ngừ bị người tiêu dùng xa lánh vì coi là một nguyên liệu rẻ tiền và độ béo của nó. Dần dà, qua tài chế biến của các đầu bếp, cá ngừ tươi đã trở thành một phần không thể thiếu trong món sushi. Người ta chỉ bắt đầu ăn sống toro (phần béo của cá ngừ) sống sau khi công nghệ làm lạnh được cải tiến vào những năm 1960.

Hóa ra nguồn gốc món sushi không ở Nhật Bản, nhưng…
Hóa ra nguồn gốc món sushi không ở Nhật Bản, nhưng…
Hóa ra nguồn gốc món sushi không ở Nhật Bản, nhưng…

Trong “Tôi yêu Sushi”, triển lãm đã giới thiệu một văn hóa sushi vô cùng sống động ngày nay và khuyến khích chúng ta suy nghĩ về tiềm năng của sushi như một loại thực phẩm cho tương lai trong bối cảnh các vấn đề thực phẩm đương đại. Triển lãm cũng mô phỏng trải nghiệm ghé thăm một tiệm sushi ở Nhật Bản, với vô vàn mẫu hình món sushi nhỏ xinh rất đẹp mắt, được chế tác như thật. Ngoài ra, sự hấp dẫn của sushi còn thể hiện qua nhiều hình thái trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật - như sân khấu, sách, tranh in…

Dù là người chưa biết nhiều về sushi, hay đã là một fan cứng của sushi, khi tới tham quan triển lãm này, khán giả chắc chắn sẽ có một trải nghiệm thích thú và hấp dẫn, đồng thời hiểu được một phần về lịch sử và phong tục của Nhật Bản.

Một số hình ảnh có liên quan tới món sushi được thể hiện trong sách, tranh in, trong đó có một tranh cuốn khá dài:

Hóa ra nguồn gốc món sushi không ở Nhật Bản, nhưng…
Hóa ra nguồn gốc món sushi không ở Nhật Bản, nhưng…
Hóa ra nguồn gốc món sushi không ở Nhật Bản, nhưng…
Hóa ra nguồn gốc món sushi không ở Nhật Bản, nhưng…
Hóa ra nguồn gốc món sushi không ở Nhật Bản, nhưng…

Xuyên suốt thời gian triển lãm, các sự kiện bên lề liên quan đến chủ đề sushi cũng sẽ được tổ chức - như các hoạt động trải nghiệm mặc áo Happi, đố vui có thưởng, viết chữ Hán, gấp giấy Origami, DIY… Vào chiều 13 và 14.4, một workshop chế biến sushi được thực hiện với sự phối hợp tổ chức của nhà hàng Ganeya. Ngoài triển lãm trong khuôn viên chính ở 27 phố Quang Trung (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội), Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam còn trưng bày một phiên bản thu gọn của triển lãm này tại Aeon Mall Long Biên (27 Cổ Linh, quận Long Biên) - nơi thực khách có thể thưởng thức thực tế món sushi tại khu ẩm thực, sau khi tìm hiểu về sushi tại triển lãm.

Triển lãm “Tôi yêu Sushi” được Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức trong khung giờ từ 9h - 18h hằng ngày (không nghỉ trưa, không nghỉ lễ hay cuối tuần) và kéo dài tới ngày 5.5.2024.

LÊ QUANG VINH

1 phút 30 giây ghi lại khung cảnh trước cổng trường quốc tế gây náo loạn MXH: Không phải triển lãm siêu xe, họ chỉ đang đón con!

1 phút 30 giây ghi lại khung cảnh trước cổng trường quốc tế gây náo loạn MXH: Không phải triển lãm siêu xe, họ chỉ đang đón con!

Khung cảnh đón con đẳng cấp và xa xỉ mà phụ huynh ngôi trường này tạo ra khiến netizen không biết làm gì hơn ngoài thán phục.