Năm 1985, Vương Thụy Phong trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa và trở thành thủ khoa tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) lúc bấy giờ. Thế nhưng, vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, Vương Thụy Phong đã phải đối mặt với nguy cơ không được đi học.
Được biết, Vương Thụy Phong sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Hà Khúc, tỉnh Sơn Tây. Cuộc sống của Vương Thụy Phong rất khó khăn, ăn bữa nay lo bữa mai. Thế nhưng điều đó không hề khiến Vương Thụy Phong chùn bước, mỗi ngày chỉ được lấp bụng bằng bánh bao chay, cậu học trò nghèo vẫn chăm chỉ học tập, ngày ngày tiến về phía trước. Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ, Vương Thụy Phong đã trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa - trường đại học top 1 ở Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung. Không chỉ vậy, Vương Thụy Phong còn là thủ khoa kỳ thi tuyển sinh đại học của tỉnh Sơn Tây vào thời điểm đó.
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, Vương Thụy Phong vẫn chăm chỉ học hành và thi đậu vào Đại học Thanh Hoa (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, khi nhận được thư nhập học từ Đại học Thanh Hoa cũng là lúc Vương Thụy Phong phải đối diện với hiện thực khắc nghiệt rằng gia đình không lấy đâu ra tiền cho cậu đi học được. Biết được tình huống của cậu học trò hiếu học, người dân ở thôn Vương Thụy Phong sinh sống đã quyết định quyên góp để Vương Thụy Phong có tiền lên đường nhập học.
Mỗi nhà góp một tay, nhà có điều kiện góp nhiều, nhà không có điều kiện góp ít, tất cả đều hy vọng Vương Thụy Phong có thể tiếp tục con đường học tập, thậm chí mọi người còn sẵn sàng hỗ trợ cậu học hết đại học. Không phụ hy vọng và sự yêu thương cả thôn dành cho mình, Vương Thụy Phong nhập học Thanh Hoa với ý chí quyết tâm cùng niềm lạc quan. Dù vẫn phải sống nhờ những chiếc bánh ngô hấp, những chiếc bánh bao khô khốc, Vương Thụy Phong chưa bao giờ than khổ. Đối với chàng trai trẻ, cuộc sống vật chất có thể nghèo nàn nhưng cuộc sống tinh thần của cậu lại vô cùng phong phú.
Những chiếc bánh ngô hấp này đã giúp Vương Thụy Phong vượt qua 4 năm đại học (Ảnh minh họa) |
Sau 4 năm học tập chăm chỉ, Vương Thụy Phong tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa với tấm bằng xuất sắc. Nhờ thành tích ấn tượng, nhiều công ty đã chủ động liên hệ mời Vương Thụy Phong về làm việc.
Sau cùng, Vương Thụy Phong chọn một tập đoàn đa quốc gia và được làm việc đúng với chuyên ngành mình đã học. Tại đây, Vương Thụy Phong từng bước tạo được dấu ấn, đạt được những thành tích xuất sắc trong công việc và cũng nhận về loạt “phần thưởng” xứng đáng với công sức đã bỏ ra.Vương Thụy Phong sau đó đã mua một căn nhà tại thành phố mình làm việc và đưa bố mẹ đến sống cùng. Đồng thời, anh cũng tìm được tình yêu của đời mình và có một gia đình nhỏ hạnh phúc với người đó.
Điều cảm động hơn cả là sau khi làm ăn phát đạt, Vương Thụy Phong không hề quên công ơn của những người từng giúp đỡ mình đi học. Anh trở về thôn cũ của mình và đã trao tặng lại phong bao trị giá tổng cộng 80 triệu NDT (khoảng 264 tỷ đồng) cho họ như một lời tri ân sâu sắc. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - đạo lý này Vương Thụy Phong luôn ghi nhớ trong lòng. Vương Thụy Phong vô cùng cảm ơn những người dân chất phác, bản thân cũng không hề giàu có nhưng vẫn sẵn sàng chìa tay giúp đỡ mình. Không có họ, cậu học trò Vương Thụy Phong ngày ấy chẳng thể tiếp tục sự nghiệp đèn sách và sẽ càng không có cơ hội để lấy tri thức thay đổi vận mệnh, có được tương lai tốt đẹp như hiện tại.
Vương Thụy Phong chưa bao giờ quên ơn của những người dân làng đã giúp đỡ mình |
Nguồn: Toutiao
Cô gái xương thủy tinh và nghị lực sống phi thường, mở lớp học miễn phí cho học trò nghèo
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Tâm ngồi xe lăn tận tình chỉ dạy cho học sinh đủ mọi lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 8.