Hướng dẫn cha mẹ cách giao tiếp để hiểu con hơn

Không chỉ có trẻ con mới học cách ăn nói, ngay cả người lớn cũng nên tiết chế cảm xúc và áp dụng những cách giao tiếp hiệu quả với con cái.

Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên tốt nhất của con. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Để có được một mối quan hệ tốt, tích cực, trước tiên, hơn ai hết, cha mẹ phải là người hiểu con mình nhất.

Điều quan trọng không phải là dạy trẻ kìm nén nỗi buồn mà hãy để chúng thể hiện cảm xúc. Nhiều khi việc khóc thật to sẽ giải tỏa nỗi buồn, sự tức giận tốt hơn là làm những việc điên rồ khác.

Học cách đi vào thế giới nội tâm của trẻ

Thế giới nội tâm của trẻ giống như một cuốn sách, cha mẹ cần đọc cả tấm lòng mới có thể hiểu hết ý tứ của trẻ. Nhiều cha mẹ cho rằng, mình ở cùng trẻ cả ngày nên là người hiểu trẻ nhất, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Để  đi vào nội tâm của trẻ, cha mẹ cần:

Biết sở thích của trẻ: Mỗi đứa trẻ đều có những nguyện vọng, nhu cầu và sở thích của mình. Cha mẹ cần phải tìm hiểu sở thích của con, biết con mình thích cái gì và có hứng thú với điều gì.

Thường xuyên khen ngợi và khích lệ trẻ: Cha mẹ nhất định phải nhớ rằng, trẻ không cần sự giáo dục cứng nhắc mà cần khuyến khích, khen ngợi. Chỉ cần khen ngợi cũng để quan hệ giữa cha mẹ và con cái thêm thân thiết và mang lại niềm vui cho trẻ và là động lực để thúc đẩy sự cố gắng của trẻ.

plugin_ckeditor_upload.upload.bbe8088f3cb1e51e.67352e6a7067

Trách mắng trẻ có chừng mực: trách mắng và phê bình là phương pháp giáo dục cơ bản của cha mẹ. Nhưng trước khi trách mắng, phê bình cha mẹ phải phân biệt rõ ràng, đó là lỗi của trẻ được phép phạm phải hay không. Chỉ những lời trách mắng mang tính xây dựng, trẻ mới tiếp nhận, còn không sẽ khiến trẻ tức giận, chống đối.

Quan sát cảm xúc của trẻ: “Quan sát trẻ” là bước đầu tiên để tiến hành giáo dục. Dù là thầy cô hay cha mẹ đều phải biết cách quan sát từng của chỉ, lời nói, sở thích, sự thay đổi cảm xúc của trẻ. Khi nhận ra trẻ giận dữ hoặc buồn bã không rõ nguyên nhân, hãy dừng lại tìm hiểu xem trẻ đang gặp phải chuyện gì, lắng nghe tâm sự của trẻ và đồng thời hướng dẫn trẻ nhận thức đúng đắn và xóa bỏ cảm xúc tiêu cực.

Tìm hiểu thế giới nội tâm của trẻ: Trẻ con cũng có tình cảm và thế giới nội tâm riêng và luôn mong muốn được cha mẹ thấu hiểu. Cha mẹ hãy là người bạn tốt, thường xuyên nói chuyện, lắng nghe những câu chuyện và tìm hiểu nội tâm của trẻ trên nhiều phương diện.

Học cách đặt câu hỏi để giao tiếp tốt với con

1. Hình như con đang buồn à?

Đôi khi bạn có thể cố gắng gợi ý những cảm xúc mà con đang cảm thấy như một cách để chế ngự nó. Cha mẹ có thể hỏi con rằng: “Hình như con đang buồn à?” để thể hiện sự quan tâm, đồng cảm và giúp con cảm thấy không đơn độc.

2. Khi con ném đồ chơi nghĩa là con không thích chơi món đồ đó nữa phải không?

Thay vì bảo con hãy ngừng ném đồ đạc thì phụ huynh cố gắng cho con thấy quan điểm của họ và khuyến khích con bày tỏ quan điểm của mình rõ ràng.

3. Con bị ngã và đầu gối bị trầy xước rồi!

Thay vì đánh lạc hướng hoặc giảm thiểu cảm xúc của trẻ thì bạn nên giúp chúng cảm nhận được cảm xúc của chính mình. Điều này nhằm giúp trẻ sẽ biết phải làm gì với những cảm xúc lớn trong tương lai.

4. Con có thể tức giận nhưng không được phép đánh ai. Chúng ta không được làm người khác đau chỉ vì sự tức giận của mình

Mặc dù cố gắng hiểu con là điều rất quan trọng nhưng bạn cũng cần hạn chế cách chúng thể hiện cảm xúc của mình, đặc biệt là khi nói đến bạo lực. Thay vì nói con đừng có đánh người khác thì hãy giải thích cho con rằng chúng có thể thể hiện cảm xúc của mình nhưng không phải là thông qua hành động.

giup-con-yeu-co-tu-duy-phan-bien-2
Các bậc cha mẹ nên tiết chế cảm xúc để tránh làm tổn thương tâm hồn non nớt của con trẻ.

5. Những gì con cảm thấy bây giờ sẽ nhanh chóng trôi qua thôi!

Trong một thời điểm nào đó khi tâm trạng con bất ổn đến mức chúng nghĩ rằng đó là ngày tận thế thì hãy nói với chúng câu này để khích lệ sự lạc quan.

6. Chúng ta có thể bắt đầu lại không?

Trước khi con tức giận, buồn bã vì một điều gì đó hãy khuyến khích chúng cùng làm lại việc đó để kiểm soát cơn giận dữ của chúng.

7. Chúng ta có thể học được gì từ việc này?

Việc khuyến khích con bạn phát triển thông qua những sai lầm là điều tích cực có thể đạt được từ các giai đoạn. Sau mỗi tình huống bộc phát, cha mẹ nên hỏi và truyền cho con những điều có thể rút ra từ đó.

8. Con có muốn hỏi bạn kia rằng con sẽ mượn đồ chơi khi bạn chơi xong không? Trong lúc chờ bạn chơi xong, chúng ta có thể chơi trò này!

Khi con của bạn muốn một món đồ chơi mà một đứa trẻ khác đang chơi, bạn có thể giúp chúng đối phó với cảm xúc bằng cách đề xuất một giải pháp thay thế. Bạn cho con biết rằng chúng vẫn có thể có được những gì mong muốn miễn là cố gắng để có được nó đúng cách.

2840-tro-chuyen-cung-con-1728
Khích lệ con cái để hướng con trở thành người giàu tinh thần, ý chí.

9. Không sao đâu, con sẽ làm tốt mà

Trẻ có thể vừa làm một điều gì đó vừa lo sợ sẽ gây ra điều không mong muốn. Lúc này cha mẹ hãy động viên con để xua tan nỗi lo lắng đó.

10. Con có muốn mẹ giúp đỡ không?

Cho phép con lựa chọn liệu cha mẹ có nên giúp đỡ trong việc giải quyết vấn đề của chúng hay không là phương án để trẻ thể hiện khả năng giải quyết tình huống. Việc này sẽ giúp con biết rằng bạn luôn sẵn sàng giúp khi chúng cần.

Có một số cách dạy con rất độc hại và tiêu cực. Chúng có thể để lại di chứng lâu dài lên đứa trẻ, và gây khó khăn cho những mối quan hệ trong tương lai của trẻ. Vì vậy hãy là người bố người mẹ tốt nhất có thể, cho con một mái nhà an toàn, nhưng cũng có đủ không gian cá nhân.

Trò chuyện với con về những chuyện quan trọng và cảm nhận của con, nhưng đừng quá khống chế con. Hãy để con gây ra sai lầm và cho con biết rằng có bạn luôn ở bên ủng hộ.

DƯƠNG THỤY(t/h)

theo Tin 24h

4 điều này có thể giúp bạn sống hạnh phúc hơn ngay cả khi trúng xổ số

4 điều này có thể giúp bạn sống hạnh phúc hơn ngay cả khi trúng xổ số

Nhiều người cho rằng hạnh phúc đến từ việc có nhiều tiền hơn, tuy nhiên vị giáo sư Sanjiv của Đại học Y Harvard lại không nghĩ như vậy.