Không làm được 4 điều này, tiền của bạn sẽ mãi đội nón ra đi vì thói quen chi tiêu bốc đồng

Tiêu tiền theo bản năng là một trong những cách nhanh nhất giúp bạn gia nhập hội người vô sản.

Vào những lúc đột nhiên cảm thấy buồn chán mà chẳng rõ vì sao, cũng chẳng biết phải làm gì để vui lên được, có phải bạn thường hay rủ hội chị em của mình đi mua quần áo, túi xách, giày dép mới, đúng không?

Thực tế cho thấy, có rất nhiều người sẽ tiêu tiền để cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn vào những lúc "tâm trạng đang tan chậm".

Kết quả một cuộc khảo sát của LendingTree, được công bố vào cuối tháng 11/2023 cho biết: Khoảng 75% thế hệ Millennials và GenZ thừa nhận cảm xúc có ảnh hưởng khá lớn và khá thường xuyên tới quyết định chi tiêu của họ. Theo đó, căng thẳng - phấn khích - hạnh phúc là 3 loại cảm xúc hàng đầu, thúc đẩy người Mỹ đưa ra quyết định chi tiêu.

Cũng trong khảo sát này của LendingTree, 40% những người thừa nhận để cảm xúc quyết định hành vi chi tiêu cho biết họ đang mắc nợ vì thói quen này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhìn nhận thực tế từ kết quả cuộc khảo sát của LendingTree, Brad Klontz - Chuyên gia tâm lý học tài chính, đồng thời là tác giả cuốn sách Psychology of Financial Planning khẳng định: "Trong tài chính, cảm xúc là đối tượng không đáng tin nhất".

Sau đó, Brad Klontz giải thích rằng việc chi tiêu theo cảm xúc được điều khiển bởi hạch hạnh nhân ở phần vỏ não trước trán. Khi cảm xúc của bạn đang trong giai đoạn cao trào (vô cùng chán nản hoặc vô cùng hưng phấn), vỏ não trước trán - nơi chịu trách nhiệm đưa ra các phán đoán giống như những phán đoán liên quan đến việc lập ngân sách, sẽ bị điều chỉnh.

"Khi cảm xúc của bạn bị dồn nén, lý trí của bạn sẽ bị thách thức" - Brad Klontz cho biết thêm.

Theo Brad Klontz, để từ bỏ thói quen chi tiêu bốc đồng dựa theo cảm xúc, mọi người nên bắt đầu 4 thói quen dưới đây càng sớm càng tốt.

1. Thực hành nguyên tắc 24 giờ

Brad Klontz đề xuất nguyên tắc 24 giờ để một người trì hoãn sự thôi thúc buộc họ phải mua sắm thật nhanh do tín hiệu "được truyền xuống" từ vỏ não trước trán.

Brad Klontz giải thích về nguyên tắc này như sau: "Bạn có thể thêm bất cứ món đồ nào mình thích vào giỏ hàng trên Amazon, nhưng bạn sẽ không tiến hành các thao tác thanh toán ngay lập tức mà sẽ đợi thêm 24 giờ nữa. Khi 24 giờ ấy trôi qua, bạn sẽ quay lại và nhìn ngắm những sản phẩm mình đã thêm vào giỏ hàng, rất có thể bạn sẽ nhíu mày bĩu môi vì chẳng hiểu sao chúng lai xuất hiện ở đó".

2. Sử dụng tiền mặt bất cứ khi nào có thể

Khi mua sắm, Brad Klontz khuyên bạn nên dùng tiền mặt thay vì quẹt thẻ vì đây là cách hiệu quả nhất để bạn nhận thức được chính xác số tiền mình đang chi tiêu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

"Bạn có khoảng 250 USD trong ví và gần 1000 USD trong tài khoản ngân hàng. Lúc này, hãy thử tưởng tượng đến việc mua một chiếc áo phông trị giá 100 USD. Nếu bạn thanh toán bằng hình thức quẹt thẻ, bạn sẽ có cảm giác như mình chẳng tiêu đồng nào hết vì 250 USD vẫn còn nguyên trong ví. Tuy nhiên, nếu bạn thanh toán bằng tiền mặt, cảm giác ảo tưởng này sẽ không xảy ra" - Brad Klontz giải thích về lời khuyên nên dùng tiền mặt khi thanh toán.

3. Tự vấn lương tâm

Brad Klontz thực sự khuyên bạn nên tự vấn chính mình với 3 câu hỏi dưới đây trước khi mua bất kỳ món đồ nào, dù giá trị lớn hay nhỏ.

- Mình mua món đồ này để làm gì?

- Nó có ảnh hưởng hoặc tác động như thế nào tới cuộc sống/không gian sống của mình?

- Việc mua món đồ này có ảnh hưởng tới ngân sách sinh hoạt/ngân sách mua thực phẩm/ngân sách trả nợ,... của mình hay không?

"Giả sử bạn đang muốn mua một chiếc ghế đọc sách có giá 450 USD vì thấy nó quá đẹp. Nhưng "thấy nó đẹp" không phải là lý do bạn cần phải mua chiếc ghế này. Hãy thử nghĩ xem nếu bạn mua nó, bạn sẽ đặt nó ở đâu trong nhà. Chiếc ghế này sẽ làm cho không gian sống của bạn chật chội hơn, hay tiện nghi hơn? Và cuối cùng, bạn sẽ lấy 450 USD ở khoản quỹ nào để mua chiếc ghế này?" - Brad Klontz đưa ra ví dụ về 3 câu hỏi mà mọi người nên tự vấn trước khi ra quyết định chi tiêu.

Ông cho rằng càng suy nghĩ trung thực, chi tiết về mục đích, cách sử dụng và ngân sách để mua 1 món đồ cụ thể, mỗi người sẽ càng sớm từ bỏ được thói quen mua sắm bốc đồng.

4. Tìm một người bạn cùng tiến

Kiềm chế việc mua sắm theo cảm xúc bằng cách tìm một người bạn, cùng nhau đặt ra giới hạn chi tiêu và đặt quyết tâm tuân thủ tuyệt đối là một cách hữu ích mà chính bản thân Brad Klontz đã áp dụng thành công.

"Nếu một trong hai người muốn mua một món đồ vượt quá ngân sách cho phép hoặc vượt quá số lần mua sắm của họ trong tháng, người kia phải có nghĩa vụ ngăn cản bằng mọi cách. Tôi và vợ tôi đã áp dụng nguyên tắc này với nhau và chúng tôi thấy nó vô cùng hiệu quả" - Brad Klontz khẳng định.

Theo CNBC

Ngọc Linh

'Dùng tiền để mua vui, rồi lại chìm trong bế tắc vì hết tiền”: Bài học chi tiêu nhớ đời của người chị U40

"Dùng tiền để mua vui, rồi lại chìm trong bế tắc vì hết tiền”: Bài học chi tiêu nhớ đời của người chị U40

"Dùng tiền để mua vui, rồi lại chìm trong bế tắc vì hết tiền”: Bài học chi tiêu nhớ đời của người chị U40