Khu ẩm thực vùng miền cho người dân xa quê ở quận 10

Khu ẩm thực 3 miền tụ về góc đường Trường Sơn, Đồng Nai quận 10, TP.HCM nổi tiếng với các món bánh căn, bún đa cua, bún đậu mắm tôm,...

Sài Gòn nơi hội tụ người dân từ nhiều vùng miền đến sinh sống và lập nghiệp, do đó các món ăn ngon và đa dạng cũng từ đó mà xuất hiện. Hầu hết các hộ kinh doanh món ăn theo chất riêng vốn có của từng vùng miền, mang theo giọng nói sang sảng đặc trưng rất riêng mà không thể lẫn vào đâu được. 

Khu ẩm thực vùng miền cho người dân xa quê ở quận 10

Khắp dải đất hình chữ S, nơi sở hữu nhiều di sản quý báu, nền ẩm thực đa dạng và tình người sâu nặng. Dần dà, theo nhu cầu của cuộc sống, người dân khắp các miền đổ về Sài Gòn để an cư lạc nghiệp. Vợ chồng chị Hương và anh Tuấn mở một tiệm bánh đa cua Hải Phòng trên đường Trường Sơn cũng ước chừng được 12 năm.

Anh chị kể, lúc mới lên Sài Gòn anh chị mua nhà ở quận Tân Bình do khu đó anh chị được mách lại là đông người dân từ miền Bắc vào, ở có một căn tầm 20m2 thôi, nhỏ nhỏ để sinh sống. Sau này, anh chị ra mở bán từ từ rồi mua được căn nhà như này để bán bánh đa cua. Món này người Bắc thích lắm vì là đặc sản, nấu đúng gu, đúng nguyên liệu ngoài đó luôn. 

Khu ẩm thực vùng miền cho người dân xa quê ở quận 10
Thưởng thức ẩm thực ở đâu cũng vậy, bạn có thể 'lén' học lõm vài bí kiếp trò chuyện của họ qua từ ngữ vùng miền. Tuy vậy vẫn thấy đâu đó có sự gợi nhớ quê hương nên đành gởi trọn vào món ăn được nấu bằng cái tâm của người con xa quê.
Thưởng thức ẩm thực ở đâu cũng vậy, bạn có thể 'lén' học lõm vài bí kiếp trò chuyện của họ qua từ ngữ vùng miền. Tuy vậy vẫn thấy đâu đó có sự gợi nhớ quê hương nên đành gởi trọn vào món ăn được nấu bằng cái tâm của người con xa quê.
Khu ẩm thực vùng miền cho người dân xa quê ở quận 10

Đầu đường Đồng Nai, khúc giao với Tô Hiến Thành, quận 10 bạn sẽ bắt gặp ngay một tiệm cút chiên bơ khoan khoái mùi bơ đặc trưng lẫn vào không khí, mà ai qua lại cũng xuýt xoa như có vẻ muốn biết ở đâu có cái mùi làm thèm thuồng đến vậy. Điều lạ ở quán này, chủ quán và một số nhân viên đa phần là người miền Bắc, họ không bán những món đặc trưng vùng miền mà lại bán món ăn vặt đơn giản nhanh gọn lẹ đúng gu người Sài Gòn. 

Một nhóm nhỏ tầm 2 - 4 người thường gọi 6 - 10 con cút chiên vàng ươm, giá 1 con 20.000 đồng kèm theo nước chấm pha rất lạ miệng, vì vậy khách đến nườm nượp. Đông nhất là ngày cuối tuần phải đến trước 4h chiều, nếu không bạn chỉ có thể đợi nhân viên xếp chỗ một cách gượng gạo.

Khu ẩm thực vùng miền cho người dân xa quê ở quận 10

Một điều nhận thấy chủ quán không kinh doanh món ngon địa phương cũng bởi một lý do, dọc đường Đồng Nai đã có hẳn các quán như bún chả cá, bún đậu mắm tôm, món ngon 3 miền từ một nhà hàng cạnh bên. Do đó, nếu muốn kinh doanh ẩm thực phát đạt có lẽ cũng phải quan sát thật kỹ xung quanh các hộ khác đã ăn nên làm ra với món nào rồi, đó cũng là cách để tiệm hoạt động kinh doanh rất tốt nên mới ghi hẳn chữ "không chi nhánh", chứng tỏ với thực khách là quán khá nổi tiếng và sợ các tiệm khác giành mối.

              Quán ăn Phan Rang đa phần có món bánh căn được nấu trên khuôn đúc bằng đất nung, nên khi bánh chín sẽ có màu đen nhám cháy xém từ khuôn.        Đường Trường Sơn đoạn gần công viên Lê Thị Riêng là một dãy các hàng quán khá nổi tiếng với cái tên "đặc sản Phan Rang". Món ăn được bán chủ yếu ở đây là món bánh căn, bánh bột lọc, nem cuốn, bún cá dầm nổi tiếng ở Bình Thuận, Ninh Thuận được nhiều thực khách khen ngon, mực tôm khá tươi, giống hương vị quê hương. Thêm nữa thực khách đa phần là các bạn trẻ Sài Gòn hô hào nhau ăn thử món miền Trung xem sao chứ ở đây quá nhiều món chẳng thiếu món gì, quy tụ đủ các miền, ngại gì mà không thử.

Quán ăn Phan Rang đa phần có món bánh căn được nấu trên khuôn đúc bằng đất nung, nên khi bánh chín sẽ có màu đen nhám cháy xém từ khuôn.
Quán ăn Phan Rang đa phần có món bánh căn được nấu trên khuôn đúc bằng đất nung, nên khi bánh chín sẽ có màu đen nhám cháy xém từ khuôn.
Một tiệm bán bánh căn trên đường Trường Sơn, quán khá đông khách từ 2h chiều trở đi, người phục vụ đa phần nói giọng Trung.
Một tiệm bán bánh căn trên đường Trường Sơn, quán khá đông khách từ 2h chiều trở đi, người phục vụ đa phần nói giọng Trung.

Món ăn dân dã này khi vào đến Sài Gòn vẫn giữ nguyên cách chế biến độc đáo là đổ bột trên nồi đất, nhân gồm trứng, tôm, mực... Ở Bình Thuận, Ninh Thuận, bánh căn được ăn theo cách bỏ vào tô nước cá kho nhạt, bỏ thêm rau, xoài xắt sợi.

Còn ở một số quán tại Sài Gòn, du khách ăn bánh căn theo cách cuốn trong rau cải, bánh tráng... và chấm mắm nêm, nước mắm hoặc mắm hành. Giá một đĩa thường là 45.000 đồng cho 8 cái đủ loại.

Khu ẩm thực vùng miền cho người dân xa quê ở quận 10

Là đặc sản của làng quê miền Trung, bánh bột lọc là một loại quà quê đúng nghĩa, được làm từ tinh bột sắn (miền Nam gọi là tinh bột khoai mì hay bột năng) với lớp vỏ là bột lọc và nhân có thể tùy biến từ tôm, thịt, măng, mộc nhĩ cùng nhiều gia vị khác... 

Khu ẩm thực vùng miền cho người dân xa quê ở quận 10

Ngoài ra, xung quanh các con đường giáp với đường Trường Sơn, Đồng Nai còn có bán các món như bún bò Huế, chè Huế, bánh xèo miền Trung, bánh canh hẹ... hay các quán cà phê được trang trí lộng lẫy các chùm đèn màu, mô tuýp theo kiểu sân vườn mát mẻ rất đông khách vào thời điểm diễn ra các trận đá banh.

DƯƠNG THỤY

theo Tin 24h