Khủng hoảng chip điện tử đang đe dọa ngành công nghiệp ô tô toàn cầu

Hãng sản xuất ô tô Ford của Mỹ mới đây đã đưa ra quyết định đóng cửa một nhà máy sản xuất ở Đức trong vòng một tháng do thiếu chip, một trong những linh kiện quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô.

Trong một thông báo mới đây, Ford cho biết sẽ tạm ngừng hoạt động nhà máy ở Saarlouis (Đức) từ thứ Hai đến ngày 19/2 vì thiếu chip. Đây là nhà máy sản xuất dòng xe Ford phổ biến nhất ở châu Âu, xe Focus và hiện có khoảng 5.000 công nhân.

Ford tuyên bố đóng cửa một nhà máy ở Đức trong 1 tháng do thiếu chip.
Ford tuyên bố đóng cửa một nhà máy ở Đức trong 1 tháng do thiếu chip.

Người phát ngôn của Ford cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và sẽ điều chỉnh lịch trình sản xuất sau cho giảm thiểu ảnh hưởng đến nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và đại lý của chúng tôi trên khắp châu Âu.Tại thời điểm này, chúng tôi không lường trước được bất kỳ điều gì tương tự có thể xảy ra tại các nhà máy khác tại châu Âu của chúng tôi".

Tuần trước, Ford cũng đã buộc phải đóng cửa một nhà máy sản xuất dòng xe SUV ở Louisville, bang Kentucky (Mỹ) do thiếu chất bán dẫn.

Việc đóng cửa nhà máy sản xuất ở Đức cho thấy, vấn đề thiếu chíp, chất bán dẫn đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới và điều này có thể trở nên tồi tệ hơn trong thời gian tới.

Các nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu đã đã sắp xếp lại công suất sản xuất chip và chất bán dẫn dành cho các hãng xe ô tô từ năm ngoái sau khi đại dịch làm giảm doanh số bán xe.

Thay vào đó, họ chuyển sang sản xuất chip cho các công ty sản xuất điện thoại thông minh, máy chơi game và các thiết bị công nghệ khác do các công ty này vẫn giữ được nhu cầu tiêu thụ cao.

Do nguồn cung khan hiếm nên các nhà sản xuất ô tô đang phải vật lộn để đảm bảo số chip mà họ cần.

Không chỉ có Ford, các hãng xe như Volkswagen (VLKAF), Fiat Chrysler (FCAU), Toyota (TM), Nissan (NSANF) và Honda (HMC) cũng đang gặp phải tình trạng thiếu chip, vật liệu được sử dụng trong các ứng dụng bao gồm cả hệ thống hỗ trợ lái xe và kiểm soát điều hướng.

Mỗi xe trung bình được trang bị từ 50 đến 150 chip.

Trung Quốc được IHS Markit dự báo là nơi tồi tệ nhất.
Trung Quốc được IHS Markit dự báo là nơi tồi tệ nhất.

Mark Fulthorpe, Giám đốc điều hành nhóm nghiên cứu khả năng tiêu thụ của ô tô tại IHS Markit, cho biết trong một báo cáo gần đây rằng: “Các nhà sản xuất xe hạng nhẹ đang nhận thấy sự gián đoạn ngày càng tăng đối với việc cung cấp các hệ thống sử dụng chất bán dẫn. Sự gián đoạn xảy ra vào thời điểm quan trọng đối với các nhà sản xuất ô tô, vốn đã bị sụt giảm doanh số trong những tháng đầu của đại dịch".

Công ty nghiên cứu Bernstein ước tính doanh số bán xe toàn cầu sẽ tăng 9% vào năm 2021, nhưng tình trạng thiếu chip đang khiến việc phục hồi gặp rủi ro.

Volkswagen (VLKAF) cho biết trong một tuyên bố vào tháng trước rằng họ sẽ cần điều chỉnh sản lượng tại các nhà máy ở Trung Quốc, Bắc Mỹ và Châu Âu trong quý I/2021. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất VW Golf, mẫu xe bán chạy nhất và các thương hiệu phổ biến khác nhưAudi, Skoda và Seat.

Theo các nhà phân tích của UBS, Volkswagen có thể thiếu hụt sản lượng lên đến 100.000 chiếc trong ba tháng đầu năm nay, tương đương 4% sản lượng hàng quý toàn cầu do thiếu hụt linh kiện.

"Chúng tôi đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để giảm thiểu sản lượng bị mất và đảm bảo rằng việc giao hàng bình thường cho khách hàng nhanh nhất có thể", Giám đốc bán hàng của Tập đoàn Volkswagen, Murat Aksel cho biết trong một tuyên bố vào tháng trước.

Hôm thứ Hai, Audi cho biết hãng này cũng đã cho thêm 10.000 công nhân của mình nghỉ phép vì tình trạng thiếu chip. Điều này làm cho quy trình sản xuất bị thay đổi, ảnh ảnh hưởng đến các nhà máy ở Đức và Mexico. Việc sản xuất dòng xe sedan A4 và A5 cabriolet của thương hiệu hạng sang này cũng tạm thời bị tạm dừng tại Neckarsulm (Đức) cho đến hết ngày 29/1.

Người phát ngôn của Audi cho biết: “Chúng tôi hiện đang xem xét một loạt các biện pháp đối phó và lựa chọn các biện pháp thay thế nhằm giảm thiểu tác động của tình trạng tắc nghẽn nguồn cung cấp dẫn đến sản lượng bị ảnh hưởng. Bở bất kỳ phương pháp sản xuất nào phần lớn đều phụ thuộc vào ngành công nghiệp bán dẫn".

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải vào Chủ nhật bởi Financial Times, Giám đốc điều hành Markus Duesmann của Audi cho biết sẽ cố gắng hạn chế sản lượng thiếu hụt xuống còn 10.000 xe trong quý đầu tiên.

Tuần trước, Hãng xe Fiat Chrysler cũng cho biết sẽ hoãn việc khởi động lại các nhà máy sản xuất tại nhà máy Toluca (Mexico), nơi sản xuất xe Jeep Compass. Ngoài ra, họ cũng đang lên kế hoạch dừng hoạt động nhà máy ở Ontario (Canada), nơi sản xuất dòng xe Chrysler 300, Dodge Charger và Dodge Challenger.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng đang bị thiệt hại nặng nề. 

Hãng xe Toyota cho biết đã buộc phải tạm ngừng sản xuất tại một nhà máy ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào ngày 12/1 và đang cắt giảm sản lượng tại một nhà máy sản xuất xe bán tải Tundra, bang Texas (Mỹ).

Hãng Nissan và Honda cũng cho biết đang "điều chỉnh" sản xuất để đáp ứng với sự thiếu hụt chất bán dẫn và chip.

Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, Hãng Hyundai của Hàn Quốc cho biết họ đang "nỗ lực tối ưu hóa nguồn cung các bộ phận để đảm bảo sản xuất ổn định tại mỗi trung tâm sản xuất".

Thương hiệu xe sang BMW (BMWYY) của Đức vào tuần trước cho biết vẫn chưa phải đối mặt với việc gián đoạn sản xuất nhưng vẫn "liên lạc thường xuyên" với các nhà cung cấp của mình.

General Motors (GM) và Renault của Pháp (RNLSY) cho biết họ đang làm việc với các nhà cung cấp để giảm thiểu tác động đến sản xuất, trong khi Mercedes-Benz do Daimler (DDAIF) sở hữu cho biết đang "theo dõi tình hình".

Theo công ty dự báo IHS Markit, các nhà máy Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo IHS, mức sản xuất ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ dự kiến sẽ bị ảnh hưởng trong quý này nhưng, có lẽ "tồi tệ" nhất có thể là ở Trung Quốc.

Thiếu chip đang đe dọa sự phục hồi của  ngành công nghiệp ô tô  thế giới.
Thiếu chip đang đe dọa sự phục hồi của ngành công nghiệp ô tô thế giới.

"Ở giai đoạn này, với mức độ hiển thị khác nhau trên toàn bộ chuỗi cung ứng, sự gián đoạn số lượng lớn nhất được ghi nhận ở Trung Quốc đại lục, nơi dựa trên thông tin có sẵn, rủi ro có thể là 250.000 chiếc trong quý đầu tiên", đại diện ISH cho biết.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Brilliance Auto Group, SAIC Motor và Geely (GELYF), công ty sở hữu Volvo, vẫn chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này.

Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), một nhà cung cấp chip lớn, cho biết tuần trước rằng, việc giảm bớt sự thiếu hụt là "ưu tiên hàng đầu" của họ.

"Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với các khách hàng là các nhà sản xuất ô tô của mình để giải quyết các vấn đề về hỗ trợ năng lực", CEO C. C. Wei cho biết tại một hội nghị của các nhà đầu tư vào hôm thứ Năm.

MINH UYÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương