Lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng 9 và điều này sẽ khiến ECB gần như chắc chắn sẽ có một đợt tăng lãi suất mới vào tháng 10.
Dữ liệu từ Eurostat được công bố vào hôm thứ Sáu (30/9) cho thấy mức tăng trưởng giá tại 19 quốc gia thuộc khu vực đồng euro đã tăng lên 10,0% trong tháng 9 từ mức 9,1% trong tháng 8.
Các số liệu một ngày trước đó cho thấy lạm phát ở Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, đã tăng lên mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên cách 70 năm.
Lạm phát được tạo ra chủ yếu bởi giá năng lượng, lương thực tăng cao trong thời gian qua và dự kiến nó sẽ lan rộng sang các lĩnh vực khác từ dịch vụ đến hàng công nghiệp.
Điều đó có thể sẽ khiến ECB không cảm thấy thoải mái, vốn đặt mục tiêu lạm phát chỉ ở mức 2%.
Lạm phát cơ bản (loại trừ giá thực phẩm và nhiên liệu), vốn được ECB theo dõi chặt chẽ, cũng tăng lên mức cao mới.
Cụ thể, nếu loại trừ giá thực phẩm và nhiên liệu, lạm phát đã tăng lên 6,1% từ 5,5%.
Báo cáo cho thấy, giá năng lượng tăng 41% so với một năm trước trong khi thực phẩm chưa qua chế biến tăng 13%.
Trong khi cuộc họp lãi về suất tiếp theo của ECB vẫn còn gần một tháng nữa mới diễn ra, một loạt các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra trường hợp tăng lãi suất 0,75%. Kết hợp với 1,25% trong 2 lần tăng trước thì đây là mức tăng kỷ lục mà ECB từng đưa ra.
Thị trường hiện đang chứng kiến lãi suất huy động thêm 0,75% và dự kiến tăng thêm khoảng 2% vào cuối năm nay, sau đó nó lên khoảng 3% vào mùa Xuân năm sau trước khi chững lại.
Một vấn đề quan trọng là đỉnh lạm phát, được dự đoán nhiều lần bởi ECB, vẫn có thể còn vài tháng nữa khi các hợp đồng năng lượng dành cho các hộ gia đình được định giá lại.
Một đợt hạn hán kinh hoàng trong mùa Hèvừa qua cũng sẽ khiến giá lương thực chịu áp lực trong khi việc đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ so với đồng USD sẽ làm tăng lạm phát nhập khẩu do hóa đơn năng lượng của khối chủ yếu được tính bằng USDMỹ.
Nhưng áp lực về giá có thể được chế ngự bởi một cuộc suy thoái có thể xảy ra do giá năng lượng đắt đỏ và tình trạng thiếu khí đốt sẽ làm cho người dân phải tiêu tốn nhiều tiền hơn. Và, đến một lúc nào đó lượng tiền tiết kiệm của người dân cạn kiệt khiến việc chi tiêu chậm lại khiến giá cả nói chung sẽ bị chế ngự.
Ủy ban Rủi ro Hệ thống Châu Âu, cơ quan giám sát rủi ro tài chính của EU, đã cảnh báo hôm thứ Năm rằng một "cơn bão" có thể đang hình thành để thách thức sự ổn định tài chính, vì các doanh nghiệp và hộ gia đình chưa phục hồi sau đại dịch hiện đang phải đối mặt với một tác động mới.
Các chỉ số niềm tin trên toàn khối cũng đang giảm mạnh trong những tuần gần đây, cho thấy rằng khu vực đồng euro có thể đã suy thoái.
Người lao động thường yêu cầu tăng lương trong thời kỳ lạm phát cao nhưng các công ty cũng đang phải đối mặt với chi phí tăng cao, khiến họ có ít tiền mặt để tăng lương.
Điều này đang khiến tăng trưởng tiền lương bị kìm hãm và mang lại hy vọng rằng tăng trưởng giá cả cuối cùng sẽ ổn định và bắt đầu hạ dần vào năm tới.
(Reuters)