Làm thế nào để ngăn chặn việc săn bắt, giết hại động vật hoang dã?

Cần có những chế tài nghiêm khắc để chấm dứt ngay việc săn bắn, giết mổ, ăn thịt các loại động vật hoang dã nhằm cắt đứt nguồn lây truyền bệnh.

Việt Nam là một trong số những điểm đến của các loại sừng tê giác, các bộ phận của hổ, ngà voi, vẩy tê tê. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết, từ năm 2018 đến năm 2019 ở Việt Nam có 1.504 vụ vi phạm liên quan đến động vật hoang dã

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái cho rằng vì nhu cầu và có nguồn cung cấp đông nên tình trạng săn bắt, buôn bán, giết hại ngày càng tăng. 

Làm thế nào để ngăn chặn việc săn bắt, giết hại động vật hoang dã?

Tập quán của người dân Việt Nam thích thụ hưởng và mời nhau bằng những món ngon, vật lạ. Thịt thú rừng cũng chính là nằm trong món ăn lạ hấp dẫn này. Tuy đã ban hành một số biện pháp nhưng chưa triệt để; điều quan trọng là nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa theo kịp, chưa ngang mức đòi hỏi. Bên cạnh, do có nhu cầu nên có “nguồn” cung cấp, vẫn còn có những người bất chấp tất cả chỉ để thu được lợi nhuận.

Ông Thái hoàn toàn đồng tính với quan điểm việc săn bắt, buôn bán, giết hại động vật hoang dã sẽ khiến các loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, mất cân bằng sinh thái, tăng bệnh tật. "Tàn sát, giết hại, ăn thịt động vật hoang dã không phải là một hành vi văn minh".

"Đã có nhiều người chết do ăn thịt động vật hoang dã. Mặc dù chưa có một công bố chính thức nào về mối liên hệ giữa động vật hoang dã và virus COVID-19, nhưng các văn bản của Bộ Y tế đều đã có trích dẫn các công bố báo cáo chi tiết về dịch COVID-19 của WHO khẳng định SARS-CoV-2 bắt nguồn từ động vật hoang dã", ông Thái nói. 

Ông Thái cho biết, Trung Quốc ban lệnh cấm khẩn cấp và “toàn diện” việc buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, hoạt động được cho là nguyên nhân khiến cho dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) bùng phát. Ông đồng tình với kiến nghị ban hành khung pháp lý thống nhất, hoàn chỉnh để ngăn chặn, nghiêm cấm buôn bán tiêu thụ động vật hoang dã trong bối cảnh tình hình y tế, sức khỏe cộng đồng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19.

"Còn với nguồn dược liệu khai thác từ động vật hoang dã, nhằm chiết xuất những biệt dược bảo vệ sức khỏe con người, cần có những qui định riêng", ông Thái nhấn mạnh. 

Thanh Mai

WHO cho rằng 'rất nhiều khả năng' virus SARS-CoV-2 xuất phát từ động vật

WHO cho rằng "rất nhiều khả năng" virus SARS-CoV-2 xuất phát từ động vật

Ngày 21/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tất cả những bằng chứng hiện có cho thấy khả năng virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ động vật tại Trung Quốc.