Lo ngại lây nhiễm virus Covid-19 từ gần 2.000 hành khách rời tàu Westerdam

Có rất nhiều vấn đề đặt ra sau khi phát hiện hành khách dương tính với virus covid-19 ở tàu Westerdam như khả năng lây lan, nguồn bệnh...

Tàu Westerdam đã chính thức được lên bờ tại Sihanoukville của Campuchia sau nhiều ngày lênh đênh trên biển vì bị từ chối cập cảng. Một trong số 2.200 du khách và thủy thủ đã bị nhiễm viurs covid-19. Sự việc này hiện đang là mối lo ngại lớn đối với khu vực, bởi có nhiều khả năng người này đã tiếp xúc và lây lan virus cho rất nhiều người.

Theo GS Stanley Deresinski, Đại học Stanford (Mỹ), chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, người phụ nữ này đã nhiễm bệnh nhiều ngày, trong thời gian đó bà đã tiếp xúc với khá nhiều người và trở thành nguy cơ lây lan lớn. 

Giáo sư Jean-Paul Rodrigue, Đại học Hofstra ở New York (Mỹ) cho biết nguy cơ lây nhiễm chéo là rất cao đối với tàu du lịch vì họ sử dụng chung hành lang, nắm cửa, lan can.

Tàu Westerdam phải lênh đên trên biển 2 tuần trước khi được Campuchia đồng ý tiếp nhận. Các chuyên gia y tế đang bày tỏ sự quan ngại về việc các hành khách trên tàu lên bờ mà không cần cách ly.  Người phụ nữ 83 tuổi nhiễm virus là một hành khách tới Kuala Lumpur (Malaysia) để về Mỹ. 

Đích thân Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tặng hoa cho một số du khách của tàu Westerdam khi họ lên bờ. Ảnh: AP.
Đích thân Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tặng hoa cho một số du khách của tàu Westerdam khi họ lên bờ. Ảnh: AP.

Sau khi phát hiện hành khách dương tính với virus covid-19, Malaysia đã từ chối nhập cảnh với bất kỳ hành khách nào của tàu dẫn đến việc các chuyến bay đưa hành khách ra khỏi Campuchia đều bị hủy. 8 hành khách dự định bay đến Việt Nam cũng đã huỷ chuyến và bay về nước sau khi nhận thông báo sẽ phải cách ly nếu đến đây. Nhiều hành khách đã bay tới Thái Lan sau đó di chuyển tới các nơi khác. 

Thời gian ủ bệnh của virus corona chủng mới tối đa 14 ngày, tương đương với số ngày mà tàu Westerdam ở trên biển. Đó cũng là lý do hành khách được phép di chuyển ngay sau khi rời tàu. Việc xác định nguồn khiến hành khách người Mỹ nhiễm virus sẽ là chìa khoá để xác định nguy cơ các hành khách khác bị nhiễm virus.

Cụ bà 83 tuổi này đã rời khỏi Campuchia sau khi điền vào bảng điều tra sức khỏe và kiểm tra thân nhiệt, tuy nhiên khi quá cảnh sang các chuyến bay khác bà lại xuất hiện triệu chứng ho, sốt và khó thở. Hai xét nghiệm khác đã xác nhận chẩn đoán, theo Bộ Y tế Malaysia. Người chồng 85 tuổi của bà cho kết quả âm tính với virus, cũng như với 6 hành khách khác đang bị cách ly.

Hiện tại có đến 600 du khách Mỹ đang về nhà và đây là nhóm khách lớn nhất cùng quốc tịch từng ở trên tàu này. Khoảng 233 hành khách và 747 thành viên thuỷ thủ đoàn vẫn đang ở lại trên tàu ở cảng Sihanoukville, Campuchia. Trước đó, thuyền trưởng đã thông báo về việc phải chờ đợi chính quyền Campuchia kiểm tra y tế bổ sung bao gồm cả xét nghiệm. 

Hãng tàu Holland America Line, thuộc sở hữu của công ty du lịch Carnival Corp - công ty tổ chức chuyến đi này, cho biết không phát hiện thêm trường hợp nào khác có triệu chứng nhiễm bệnh trong số 1.454 hành khách và 802 người thuộc thủy thủ đoàn.

Holland America cho biết họ đang làm việc với các quan chức y tế ở Malaysia, Campuchia, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để điều tra và theo dõi các cá nhân có thể đã tiếp xúc với du khách.

Thanh Mai

Cận cảnh quá trình di tản gần 400 công dân Mỹ rời khỏi tàu Diamond Princess

Cận cảnh quá trình di tản gần 400 công dân Mỹ rời khỏi tàu Diamond Princess

Sau thời gian cách ly trên tàu, mới đây gần 400 công dân Mỹ được được chính phủ Washington hỗ trợ di tản khỏi con tàu Diamond Princess.