Cách đây không lâu, một vụ bạo lực gia đình đã xảy ra ở Trùng Khánh (Trung Quốc). Không rõ vì lý do gì, người đàn ông vừa mới sáng sớm ra đã lôi vợ mình dậy rồi đánh đập dã mạn. Anh ta điên cuồng đẩy người vợ xuống đất, vừa chửi bới vừa dùng chân đạp, trên tay là điếu thuốc còn đang hút dở.
Đối mặt với người bố bạo lực, cô con gái sợ hãi khóc lớn và cố gắng can ngăn nhưng suýt bị bố ném điện thoại trúng đầu. Đến khi người bố rời đi rồi, cô bé chạy ngay ra khỏi giường và ôm chặt người mẹ đang đau đớn trên mặt đất.
Sau đó, cô bé đã viết cho mẹ mình một bức thư có nội dung:
"Mẹ ơi, nếu mẹ với bố ly hôn, con sẽ ở với mẹ. Nếu mẹ lo cho em thì con ở với bố cũng được".
“Mẹ ơi, nếu còn muốn sống với bố tiếp thì cứ sống, còn nếu không muốn nữa thì thôi. Mẹ đừng ép buộc bản thân".
Lá thư gửi mẹ của cô bé khi thấy mẹ bị bố đánh khiến dân mạng rưng rưng |
Đọc xong lá thư, người mẹ bật khóc. Trên thực tế, chồng cô không hề tử tế với cô, cô không chỉ bị sảy thai mà còn bị bạo lực gia đình, cô tổn thương về kiệt quệ cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Hóa ra, cô con gái mới 9 tuổi biết và hiểu hết mọi chuyện xảy ra với gia đình mình. Cô bé không muốn hôn nhân trở thành mối ràng buộc của mẹ và tôn trọng mong muốn của mẹ. Cô bé chân thành bày hy vọng được tiếp tục ở với mẹ, nhưng cô bé cũng lo mẹ không yên tâm về em trai nên sẵn sàng hy sinh, nhường mẹ cho em.
Sau khi câu chuyện được đăng tải, netizen đã tỏ ra vô cùng xúc động. Mọi người đồng loạt gửi lời nhắn động viên người mẹ sớm đưa con mình thoát khỏi gã đàn ông bạo lực và làm lại mọi thứ từ đầu.
Ở một diễn biến khác, cộng đồng mạng không khỏi cảm thán trước sự hiểu chuyện của cô con gái. Mới 9 tuổi, em đáng lẽ đang ở trong độ tuổi vô ưu vô lo, nhưng thực tế em lại vô cùng nhạy cảm, điều này thật khiến người ta phải đau lòng.
Washington Irving, cha đẻ của văn học Mỹ từng nói: "Hãy để trẻ em cảm nhận được gia đình là nơi hạnh phúc nhất thế gian. Đây là cách làm khôn ngoan mà những người trưởng thành có học thức nên hướng tới".
Sự thật đã nhiều lần chứng minh rằng không có gì quan trọng đối với một đứa trẻ hơn tình yêu thương của cha mẹ.
Có được một môi trường gia đình ấm áp và yêu thương chính là món quà tuyệt vời nhất cho sự trưởng thành của trẻ.
Điều gì sẽ xảy ra với đứa trẻ có bố mẹ luôn cãi nhau?
Tôi từng xem được một đoạn video trên MXH. Xuất hiện trong đoạn video này, một giáo viên đã hỏi các học sinh trong lớp: "Phiền não của các em là gì?".
Một nam sinh đột nhiên ôm mặt và nói trong tiếng nức nở. Cậu bé vừa sụt sịt vừa kể ngắt quãng về việc bố mẹ cậu ngày nào cũng cãi nhau, thậm chí giờ còn chẳng buồn nói với nhau một câu. Cậu không biết làm gì cả.
Tuổi em còn nhỏ nhưng nỗi lòng em mang thì to. Cách màn hình, dân mạng cũng thấy xót xa theo.
Trong thế giới của trẻ em, cha mẹ chính là bầu trời, là chỗ dựa, là mọi thứ của chúng. Nếu cha mẹ luôn đánh cãi chửi nhau, điều đó chẳng khác nào bầu trời của trẻ bị sụp đổ, cảm giác an toàn không còn, tuổi thơ hạnh phúc cũng biến mất.
Bộ phim hoạt hình ngắn Khi Bố Mẹ Đánh Nhau của Thái Lan đã khắc họa rất sống động cảnh tượng này.
Một đêm khuya, cô bé vô tình chứng kiến cảnh bố mẹ đánh nhau. Họ vật lộn với nhau giống như hai con quái vật đáng sợ, với khuôn mặt gớm ghiếc khiến người ta dựng tóc gáy.
Và điều này đã trở thành cơn ác mộng vĩnh viễn trong lòng cô bé.
Ảnh minh họa |
Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ báo cáo rằng "những đứa trẻ lớn lên trong ngôi nhà thường xuyên xảy ra cảnh bạo lực dễ gặp các vấn đề về hành vi và học tập như hành vi hung hăng, hành vi chống đối xã hội, hành vi hạ thấp bản thân và trầm cảm hơn những đứa trẻ bình thường".
Chúng ta luôn nghĩ rằng trẻ con không hiểu gì. Nhưng ai cũng biết, những cảnh tượng bạo lực, mâu thuẫn khi mối quan hệ vợ chồng gặp khủng hoảng đã để lại vết sẹo không thể xóa nhòa trong cuộc đời đứa trẻ.
Khi cha mẹ làm tổn thương nhau, chắc chắn con cái sẽ là nạn nhân lớn nhất.
Vì con mà gắng gượng bên nhau là sai lầm lớn nhất trong giáo dục gia đình
Quay trở lại với câu chuyện ở đầu bài, sau khi vụ việc lọt vào hot search đã làm nổ ra nhiều tranh cãi trái chiều. Trong đó, có một thông điệp phổ biến khiến người ta phải suy nghĩ sâu xa: "Cố gắng chịu đựng có được không? Bố mẹ ly hôn, con cái khổ lắm".
Trong hiện thực, rất nhiều người đã chọn làm vậy.
Trong series Liangzi Interview từng xuất hiện một khách mời là bà Ngô. Bà năm 66 tuổi và vừa quyết định ly hôn chồng.
Mối quan hệ của bà và chồng thực tế đã rạn nứt từ lâu. Sau khi sinh 2 người con gái, bà nhìn thấu bản chất ích kỷ và vô trách nhiệm của chồng nên không muốn sống chung với ông nữa. Tuy nhiên, bà chưa bao giờ đề cập đến việc ly hôn. Khi được hỏi về lý do, bà cho biết vì muốn con gái có một gia đình trọn vẹn và không bị coi thường có bố mẹ bỏ nhau.
Phải nhiều năm sau, khi hai cô con gái đã lấy chồng và có sự nghiệp ổn định, được chúng ủng hộ, bà mới quyết định sống vì mình một lần.
Rõ ràng, tình cảm vợ chồng đã biến mất từ lâu và mối quan hệ đã có nhiều lỗ hổng. Nhưng vì con cái, họ vẫn chọn cách thỏa hiệp và tiếp tục chung sống. Chúng ta nghĩ rằng sự nhẫn nhịn và chịu đựng này sẽ có lợi cho sự phát triển của con cái nhưng sự thật có phải như vậy không?
Trong chương trình Đồng Thuận, ông Du Mẫn Hồng - tỷ phú, nhà sáng lập New Oriental (nhà cung cấp các dịch vụ giáo dục tư nhân nổi tiếng ở Trung Quốc) đã chỉ ra rằng: "Có con không phải là điều kiện quan trọng nhất để duy trì hôn nhân".
Một nghiên cứu kéo dài 9 năm của Đại học Leeds (Anh) cho thấy: "So với việc ly hôn và cha mẹ không ly hôn nhưng cãi vã suốt ngày, thì việc sau có tác động tiêu cực hơn đến con cái".
Trên thực tế, trẻ em sẽ không được hưởng lợi nhiều hơn từ việc cố gắng duy trì một cuộc hôn nhân chỉ tồn tại trên danh nghĩa mà trong đó, vợ chồng liên tục làm tổn thương nhau bằng bạo lực và ngờ vực.
Ảnh minh họa |
Suy cho cùng, điều trẻ thực sự cần là chức năng gia đình hoàn chỉnh chứ không phải cấu trúc gia đình hoàn chỉnh.
So với việc hôn nhân của cha mẹ có nguyên vẹn hay không thì tình yêu thương của cha mẹ luôn quan trọng và đáng để tâm hơn với những đứa trẻ.
Tình yêu thương trọn vẹn của cha mẹ là bệ đỡ mạnh mẽ nhất để con trưởng thành
Tất nhiên, đối với giáo dục, bầu không khí gia đình đầm ấm, hòa thuận phải là điều kiện tiên quyết.
Trên Zhihu từng có một hot topic "Sống trong gia đình có cha mẹ tình cảm là trải nghiệm như thế nào?", câu trả lời nhận được nhiều like nhất viết:
"Tôi không chỉ có bố mẹ tình cảm mà thế hệ ông bà của tôi cũng siêu tình cảm luôn. Ông ngoại tôi hồi hơn 70 tuổi đã viết những lời yêu thương gửi đến bà tôi ngay trong di thư. Ông họ và bà họ tôi năm nay hơn 90 tuổi, đám cưới kim cương luôn rồi nhưng tôi chưa bao giờ thấy hai người cãi nhau, ông bà đi đâu cũng có nhau hết...
Cảm giác này khiến tôi tin trên đời này thực sự có tình yêu chân thành hơn tất cả các loại sách vở, nhạc nhẽo, phim ảnh trên đời. Và rằng có được một cuộc sống bình yên bên người mình yêu, đó chính là hạnh phúc, điều này chẳng hề liên quan gì đến sự giàu có, danh vọng hay địa vị".
Trong show truyền hình Little One, một cô bé từng khoe: "Nhìn bố mẹ thể hiện tình cảm với nhau, em có cảm giác như đang nằm trong chăn ấm. Dù phải ở trong hầm băng lạnh căm, em cũng không thấy lạnh nữa".
Ảnh minh họa |
Tình yêu là thứ có truyền tải và kế thừa. Tình yêu cha mẹ dành cho nhau là chất dinh dưỡng ấm áp và cũng là áo giáp mạnh mẽ, khiến trẻ tin rằng chúng luôn được tắm mình trong tình yêu thương, chúng luôn được bảo vệ, từ đó có thể tự tin trưởng thành.
Như nhà giáo dục Vasyl Sukhomlynsky đã nói trong cuốn Giáo Dục Học Dành Cho Cha Mẹ: "Tôi có thể nhận ra đứa trẻ như vậy ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cha mẹ nó yêu nhau sâu sắc, say đắm, thủy chung và chân thành. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy đều hiền lành, tốt bụng, ôn hòa, tinh thần khỏe mạnh và biết tin vào sự tốt đẹp của mọi người".
Nguồn: 163.com
Cha mẹ ly hôn giành giật con ngay trước cổng trường: Đừng nhân danh "tình yêu" để tổn thương con trẻ
Bất chấp đứa trẻ gục ngã và khóc lóc, cha mẹ em vẫn tranh cãi ẩu đả gay gắt trước cổng trường học.