Một số điều thú vị có thể bạn chưa biết về tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch đã tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng.
Cách cúng lễ gia tiên trong dịp Tết Đoan Ngọ bạn nên biết

1.Tại sao Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ?

Tương truyền rằng, xưa kia nạn sâu bọ oanh tạc mùa màng khiến dân chúng lao đao thì bỗng nhiên có một ông lão tự xưng là Đôi Truân từ miền khác đến.

Ông bày dân chúng, mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio (tro), trái cây. Sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Sau khi làm theo lời ông, chỉ một lúc sau, sâu bọ té ngã rồi đi mất.

Tại sao Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ?

Từ đó, ngày Tết diệt sâu bọ được duy trì hàng năm. Có lẽ do gắn liền với văn hóa nông nghiệp nên ngày Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) hiện nay vẫn được cúng lễ rất chu đáo ở các làng quê Việt Nam.

2. Tại sao Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 5/5 Âm lịch?

Theo TS Trần Long, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), người Việt xưa ăn tết vào tháng 11 Âm lịch (gọi là tháng Tí). Vì thế, tháng 5 chính là giữa năm, cũng là lúc kết thúc vụ Chiêm bước vào vụ Mùa. Thời điểm này, người dân sẽ làm lễ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng mùa vụ thành công.

Theo phân tích của TS. Long, "Đoan” có nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ đến 13 giờ chiều). Đoan Ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. 

Do tính chất nghề trồng lúa nước buộc người dân ta phải quan sát thời tiết và có hướng trồng trọt phù hợp, do đó phong tục tết Đoan Ngọ ở Việt Nam được hình thành.

Tết Đoan Ngọ

3. Sự khác biệt trong Tết Đoan Ngọ tại 3 miền

Theo PGS. TS Phạm Ngọc Trung - nguyên Trưởng khoa Văn hóa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ở đồng Bằng Bắc Bộ sử dụng cơm rượu nếp để diệt sâu bọ. Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.

Rượu nếp

Còn ở tại vùng Trung bộ, nơi thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt, nên vào Tết Đoan Ngọ, người dân thường cúng lớn để cầu mong sự yên bình, mùa màng bội thu. Đồng thời cũng là dịp các thành viên trong gia đình sum họp ăn uống linh đình. 

Đối với mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung, họ sử dụng cơm rượu như một “công cụ” để diệt sâu bọ. Ngoài ra còn có thêm bánh tráng, chè kê và không thể thiếu bánh tro. 

mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung

Cơm rượu là món ăn đặc trưng trong Tết Đoan Ngọ ở miền Nam, chúng thường được vo thành từng viên tròn, ăn kèm với xôi vò. Đó cũng là một màu sắc hết sức độc đáo của người dân Nam Bộ. Theo truyền thống của người miền Nam, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này.  

4. Một số hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Sáng sớm Tết Đoan Ngọ, người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thông thường, mọi người hay ăn rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy.

Vào ngày này, người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng. Nhiều người còn tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương ven biển, người dân đi tắm biển đúng giờ Ngọ.

Lá mùi

Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, khí dương mạnh nhất trong năm nên mọi người cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, lá dâu tằm và sả nấu nước xông để bớt bệnh.

Ngoài ra, có người còn tìm mua cành xương rồng để trong nhà với mục đích đuổi tà ma.

Ngoài ra, có người còn tìm mua cành xương rồng để trong nhà với mục đích đuổi tà ma.

5. Phong tục cúng Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Cúng Tết Đoan Ngọ gồm 2 phần là lễ cúng gia tiên và lễ cúng ngoài trời. Mâm cúng có thể làm chay hoặc mặn dựa theo điều kiện kinh tế của gia chủ. Cụ thể:

Lễ gia tiên

Mâm cúng gồm:

  • Một mâm cơm chay
  • Các loại bánh chay, xôi chay
  • Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt 
  • 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả
  • Ba chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng, trong rượu có pha một chút hùng hoàng
  • Ba chén nước trà ba hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
  • Có thể mua một chút tiền âm phủ
mâm cúng Lễ gia tiên tết Đoan ngọ

Lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên

Chuẩn bị đàn lễ được cúng ngoài trời, được đặt quay mặt về hướng Nam.

Mâm cúng gồm:

  • Bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng
  • Ccác loại bánh chay, một mâm xôi
  • Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt.
  • 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả.
  • 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen. Trong rượu có pha một chút hùng hoàng.
  • 5 chén nước trà năm hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá.
  • Một chiếc lọng đỏ có viền vàng. 

Lưu ý: Trong lễ này bạn không được cúng tiền âm phủ. 

mâm cúng lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên

6. Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia phương Đông

Tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, người dân cũng ăn mừng ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm nhưng với những ý nghĩa khác nhau.

Nhật Bản

Tết Đoan Ngọ ở còn được coi là ngày lễ dành cho các bé trai. Vào dịp này, các gia đình thường treo cờ cá chép, tượng trưng cho sức khỏe và sự thông minh. Hình tượng cá chép cũng mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống. Người Nhật sẽ làm bánh mochi để cúng và ăn trong dịp lễ này.

Tết Đoan Ngọ tại Nhật Bản

Trung Quốc

Tết Đoan Ngọ ở đây còn được gọi là tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, ngày 5/5. Tết Trùng ngũ ở Trung Quốc thường được tổ chức khá long trọng với các cuộc đua thuyền rồng hoành tráng. Bên cạnh đó, cư dân địa phương còn tổ chức các hoạt động dân gian như làm túi thơm, làm đèn lồng và trang trí lại nhà cửa.

Tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc

Hàn Quốc

Tết Đoan Ngọ được gọi là Dano, là một trong 3 lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người dân nước này. Đây là dịp để mọi người dân xứ sở kim chi quây quần bên các giá trị truyền thống. Phụ nữ và trẻ em thường mặc bộ trang phục truyền thống, tắm gội bằng lá cây diên vĩ và chơi những trò chơi dân gian.

Tết Đoan Ngọ tại Hàn Quốc

7. Một số kiêng kị trong ngày Tết Đoan Ngọ

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 âm lịch. Bởi lẽ, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Lưu ý cần biết trong ngày Tết Đoan Ngọ

Ngoài ra, vào ngày này bạn nên tránh làm các điều sau:

  • Vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.
  • Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. 
  • Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.
  • Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe. 
  • Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

PV