Một tuần giá thép tăng 3 lần, nhà thầu tiến thoái lưỡng nan

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, hầu hết các nhà thầu xây dựng đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Tại khu vực miền Bắc, giá thép cây D10 CB300 Hòa Phát từ ngưỡng 17,12 triệu đồng/tấn vào đầu tháng, tăng lên các mức giá khoảng 17,42 triệu đồng/tấn (ngày 4/3), 17,83 triệu đồng/tấn (ngày 6/3), 18,43 triệu đồng/tấn (ngày 11/3).

Một tuần giá thép tăng 3 lần, nhà thầu tiến thoái lưỡng nan

Tại khu vực phía Nam, giá thép Miền Nam loại thép cuộn, thép cây cũng được tăng giá bán 3 lần theo đà tăng giá chung của thị trường thép. Giá thép cuộn Miền Nam từ 17,26 triệu đồng/tấn đã lên mức 18,57 triệu đồng/tấn. Thép cây xây dựng loại D10 CB300 giá từ 17,46 triệu đồng/tấn đã lên mức 18,78 triệu đồng/tấn.

Tính chung, giá bán buôn thép xây dựng các loại đã tăng từ 600.000 - 1,4 triệu đồng/tấn.

Hầu hết các nhà thầu xây dựng đang rơi vào tình thế khó vì nhận thầu công trình rồi nhưng giá thép tăng đột biến. Nếu không tiếp tục thi công sẽ bị phạt tiến độ, thậm chí không được thanh toán phần khối lượng đã thi công.

Với các công trình tư nhân, nhà thầu và chủ dự án có thể bàn tính điều chỉnh hợp đồng. Nhưng đối với các công trình đầu tư công, nhiều nhà thầu chấp nhận dừng dự án, chịu phạt nên ảnh hưởng tới tiến độ chung.

Năm 2021, giá thép cũng trải qua gia đoạn biến động tăng mạnh trong 2 quý đầu năm. 

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép thô cả năm 2021 ước đạt 23 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2020. Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% và tiêu thụ thép thành phẩm các loại đạt 29 triệu tấn, tăng 16% so với năm trước.

Xuất khẩu sản phẩm thép năm 2021 cũng có được những kết quả tích cực, đạt hơn 14 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm với hơn 12,7 tỷ USD, đóng góp lớn nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Sản phẩm thép của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới.

Riêng với thép xây dựng, dịch COVID-19 kéo dài nên nhiều công trình, và công trình dân dụng bị tạm thời hoãn lại đặc biệt tại khu vực phía Nam, dù được tái khởi động trở lại, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

Trong tháng 12, tình hình sản xuất thép xây dựng vẫn đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ 2020, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ trong tháng giảm. Cụ thể, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 12/2021 đạt hơn 1 triệu tấn, giảm 2,5% so với cùng kỳ 2020. Tiêu thụ đạt hơn 1 triệu tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung cả năm 2021, thép xây dựng tiêu thụ giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, nếu tính riêng lượng tiêu thụ trong nước năm 2021 thì giảm 11% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi tiêu thụ trong nước giảm thì xuất khẩu thép xây dựng năm 2021 lại tăng mạnh, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung năm 2021 là năm thuận lợi của ngành thép Việt Nam và toàn cầu. Trong bối cảnh các Hiệp định thương mại, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra nhiều khó khăn cho thị trường cung ứng toàn cầu, đây là cơ hội cho Việt Nam trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; trong đó có ngành thép Việt Nam.

Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, năm 2022 sẽ là một năm triển vọng khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu xây dựng hồi phục mạnh trở lại sẽ khiến mức tiêu thụ thép tiếp tục tăng mạnh hơn.

Thanh Mai

Bác sĩ cảnh báo việc lạm dụng thuốc, thực phẩm chức năng trong đại dịch Covid-19

Bác sĩ cảnh báo việc lạm dụng thuốc, thực phẩm chức năng trong đại dịch Covid-19

Việc sử dụng thuốc không đúng cách, lạm dụng hoặc tự ý uống thuốc là những nguyên nhân chính góp phần làm cho tổn thương gan.