Mới đây, một nhóm nghiên cứu quốc tế gồm các nhà khoa học của NASA, Ấn Độ và Saudi Arabia vừa công bố phát hiện 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến vừa được phát hiện tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy (bang Florida, Mỹ), nơi xử lý cuối cùng trước khi tàu thăm dò sao Hỏa Phoenix được phóng từ Cape Canaveral.
![]() |
Hình ảnh hiển vi cho thấy các loài vi khuẩn mới được phát hiện trong phòng sạch của NASA. |
Qua phân tích, nhóm nghiên cứu đã phân lập được 53 dòng vi khuẩn, trong đó có 26 loài hoàn toàn mới với bộ gene chưa từng được ghi nhận. Đặc biệt, các loài này thuộc nhóm extremophiles, vi sinh vật có khả năng sống sót trong điều kiện cực đoan như đáy biển sâu, miệng núi lửa và, giờ đây, cả trong môi trường khắt khe của phòng sạch.
"Phát hiện này giúp đánh giá nguy cơ lây nhiễm sinh học ngoài ý muốn trong các sứ mệnh không gian và nhận diện những vi sinh vật có khả năng tồn tại ngoài Trái đất", nhà nghiên cứu Alexandre Rosado từ Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdullah (KAUST, Saudi Arabia) cho biết.
Giải mã hệ gene của các vi khuẩn mới cho thấy sự hiện diện của nhiều gene liên quan đến khả năng sửa chữa DNA, giải độc và trao đổi chất mạnh mẽ. Đây có thể là những yếu tố giúp chúng thích nghi với điều kiện vô cùng khắc nghiệt.
Theo tiến sĩ Junia Schultz (KAUST), những gene đặc biệt này không chỉ mang ý nghĩa sinh học mà còn có tiềm năng ứng dụng trong y học, công nghiệp thực phẩm và nhiều lĩnh vực khác.
![]() |
Cũng theo nhóm nghiên cứu, kết quả này sẽ giúp NASA cải tiến quy trình làm sạch và khử trùng tàu vũ trụ, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mang sinh vật Trái đất tới các hành tinh khác. Đây là một yếu tố then chốt trong nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
"Chúng tôi đang mở ra một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới về các vi sinh vật có thể sống sót trong không gian. Phát hiện này có thể tạo ra bước ngoặt trong khoa học sự sống và công cuộc thám hiểm vũ trụ", nhà khoa học Kasthuri Venkateswaran khẳng định.
Dự án kho lưu trữ vi khuẩn kỹ thuật số, cuộc cách mạng hóa trong nghiên cứu sức khỏe
Dự án APOLLO mở ra một phương thức tiếp cận mới giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu hệ vi sinh vật.