Nền kinh tế Mỹ như thế nào sau một năm cầm quyền của TT Biden?

Ông Biden đã trải qua 1 năm trong vai trò ông chủ Nhà Trắng với những thành quả kinh tế trái ngược nhau. Bên cạnh những con số đầy ấn tượng về việc làm là một chỉ số lạm phát kỷ lục trong vài thập kỷ trở lại đây.

Trước khi ông tuyên thệ nhậm chức vào ngày 22/1/2021, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 6,9% và hiện nay là 3,9%.

Tháng cuối cùng của năm 2021 là lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 4%.

z3127576915715_e52e35ec56c9f355c9d61442a3e84f15(1).jpg
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm mạnh sau 1 năm cầm quyền của ông Biden.

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra 199.000 việc làm trong tháng 12/2021 và đây là con số khá thất vọng. Trong cả năm 2021, số việc làm trung bình mà nền kinh tế số 1 thế giới tạo ra là 537.000/tháng. Như vậy, trong năm đầu tiên, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra 3,6 triệu việc trong khi từ khi đại dịch xảy ra vào năm 2020 cỏ tổng cộng 22 triệu việc làm bị mất.

z3127576906187_852e30cb42118254acf9df8e8d380e5d.jpg
Có đến 4,5 triệu người Mỹ tự nguyện rời bỏ công việc.

Việc làm

Đã có 4,5 triệu người Mỹ tự nguyện thôi làm việc trong tháng 11, đây là con số kỷ lục nhưng cũng là dấu chỉ cho thấy rằng người lao động ở “xứ sở cờ hoa” cảm thấy rất tự tin về triển vọng việc làm của mình. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên khi tỷ lệ việc làm được tạo vào ngày cuối cùng của tháng 11 cũng gần mức cao kỷ lục.

z3127576906171_c8e6324e5bc769f4660446d351acf921.jpg
Tỳ lệ người có việc làm tăng trở lại.

Để thu hút lao động vốn đang bị khan hiếm, các doanh nghiệp đã tăng cường các gói phúc lợi. Xu hướng đó tiếp tục vào tháng 12, với thu nhập trung bình theo giờ của tất cả nhân viên trong bảng lương phi nông nghiệp trong lĩnh vực tư nhân tăng 4,7% so với một năm trước.

Tuy nhiên, các khoản trả lương cũng không bù đắp được so với thời điểm trước khi ông Biden nhậm chức do lạm phát gia tăng.

Lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 12 đã tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Đó là mức tăng cao nhất trong tháng kể từ tháng 6 năm 1982.

Lạm phát đặc biệt nghiêm trọng đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp và tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như lương thực, xăng dầu và nhà ở - những thứ đã tiêu tốn phần lớn nguồn tài chính của các gia đình Mỹ.

z3127576906134_8377fe861e4eacc96084ec9276ee3f82.jpg
Lạm phát tiêu dùng của Mỹ tăng mạnh nhất kể từ năm 1982.

Do đó, mặc dù thị trường việc làm đang phục hồi tốt và người lao động đang ở trong một vị thế được trả lương và phúc lợi tốt hơn, nhưng áp lực giá cả ngày càng gia tăng đang khiến người Mỹ cảm thấy kém lạc quan hơn về nền kinh tế.

Niềm tin tiêu dùng

Cuộc khảo sát mới nhất của Đại học Michigan cho thấy tâm lý người tiêu dùng trong tháng Giêng đã giảm xuống mức thấp thứ hai trong một thập kỷ.

z3127576895764_62c3ee4185e424b80652681522a720b9.jpg
Người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn cho sinh hoạt hàng ngày.

Điều đó chắc chắn là đáng lo ngại bởi vì khi người tiêu dùng không cảm thấy tốt về nền kinh tế, họ có xu hướng thắt chặt hơn việc chi tiêu. Trong khi chi tiêu của người Mỹ chiếm khoảng 2/3 tăng trưởng kinh tế của nước này.

Cuộc khảo sát của Đại học Michigan chỉ ra rằng, 3/4 người Mỹ nghĩ rằng lạm phát là một vấn đề lớn đối với quốc gia hơn là việc làm. Trong khi đó, 1/3 số người Mỹ cho rằng tình hình tài chính của mình kém hơn so với một năm trước.

z3127576906132_fdc945730dfd91ce6e669b8cbf18ba89.jpg
Tâm lý người tiêu dùng đang giảm mạnh.

Một cuộc thăm dò quốc gia của Đại học Quinnipiac được công bố vào đầu tháng này cho thấy chỉ có 34% người Mỹ tán thành cách điều hành kinh tế của TT Biden, trong khi 57% không tán thành.

HUY THẾ

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương