Ngân hàng Thế giới ước tính 60 triệu người có thể rơi vào tình trạng cực nghèo vì COVID-19

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính khoảng 60 triệu người có thể rơi vào tình trạng cực nghèo vì đại dịch COVID-19. Điều này có thể xóa bỏ tiến trình xóa đói giảm nghèo trong 3 năm của toàn thế giới.

Trong năm 2015, có 734 triệu người hoặc 10% dân số thế giới trong tình trạng cực nghèo, được xác định sống dưới mức 1,9 USD/ngày, theo ước tính gần đây nhất của WB. 

Trước đó WB ước tính 49 triệu người sẽ bị đẩy vào tình trạng cực nghèo, Ngân hàng Thế giới chỉ ra áp lực đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như các tác động đối với cả các hệ thống kinh tế của các quốc gia phát triển và đang phát triển là đều tạo áp lực và trở thành một yếu tố khiến số người nghèo gia tăng.

"Sức khỏe và tác động kinh tế vì đại dịch COVID-19 và các đợt đóng cửa gây ra cho các quốc gia đang phát triển mang tính nghiêm trọng," Chủ tịch WB David Malpass cho biết tại buổi gặp mặt truyền thông.

WB cũng dự báo kinh tế thế giới sẽ suy giảm 5% và rơi vào một "cuộc suy thoái sâu". 

WB đang tài trợ cho các chương trình khẩn cấp ở 100 quốc gia chiếm 70% dân số, một phần của sáng kiến ​​chi 160 tỷ USD trong 15 tháng để hỗ trợ các chương trình chăm sóc sức khỏe, hệ thống kinh tế và các chương trình an sinh xã hội của các quốc gia.

Chủ tịch WB David Malpass cho biết trong buổi gặp mặt báo chí. vào ngày 4/3 tại Washington, DC. Ảnh: Getty. 
Chủ tịch WB David Malpass cho biết trong buổi gặp mặt báo chí. vào ngày 4/3 tại Washington, DC. Ảnh: Getty. 

39 trong số 100 quốc gia đều thuộc vùng châu Phi, trong khi gần 1/3 trong số này đều thuộc những khu vực đang xung đột như Afghanistan và Haiti. 

"Để trở lại tăng trưởng, mục tiêu của chúng tôi phải là phản ứng nhanh chóng, linh hoạt để giải quyết tình trạng khẩn cấp về các vấn đề về y tế, cung cấp tiền mặt và hỗ trợ mở rộng khác để bảo vệ người nghèo, duy trì khu vực tư nhân và tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế", ông Malpass nói.

Hiện tại, quốc gia có thể thấy con số đang gia tăng trong tình trạng nghèo đói là Brazil, quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh. Theo Reuters, hơn 13 triệu người Brazil đã được xem là sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ vào cuối năm 2019.

Ngân hàng Thế giới ước tính 60 triệu người có thể rơi vào tình trạng cực nghèo vì COVID-19

Hôm 19/5, nước này đã vượt qua Vương quốc Anh về số lượng ca nhiễm COVID-19, chỉ đứng sau Nga  và Hoa Kỳ. Số lượng người tử vong vì dịch bệnh tính tới sáng 21/5 là hơn 18.000 người. Tổng thống Jair Bolsonaro đã xem nhẹ tình trạng dịch bệnh và hiện đang thúc đẩy các biện pháp phong tỏa trở lại.

Đại dịch COVID-19 đang hoành hành các nước đang phát triển và các nền kinh tế lớn. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng 14,7% trong tháng 4, với 20,5 triệu đã mất việc làm.

Ngân hàng Trung ương Anh dự đoán nước Anh sẽ rơi vào suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 300 năm. Không giống như các nước láng giềng, Thụy Điển đã quyết định từ bỏ các biện pháp phong tỏa để duy trì nền kinh tế, mặc dù tử vong trên đầu người trong 7 ngày qua hiện đang đứng đầu châu Âu.

Hiện trên toàn thế giới đã có tổng cộng 5.069.071 ca nhiễm COVID-19, trong đó 328.749 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, một số nước tiếp tục ghi nhận số ca mắc cao kỷ lục.

Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19. Nga xếp thứ hai sau Mỹ về số ca nhiễm nhưng số ca tử vong của nước này vẫn thấp hơn so với nhiều nước. Brazil đứng thứ ba về số ca nhiễm.

Có 6 nước ghi nhận trên 200.000 bệnh nhân COVID-19, lần lượt là Mỹ, Nga, Brazil, Tây Ban Nha, Anh, Italy.

Về số ca tử vong, Mỹ tiếp tục có nhiều ca tử vong nhất. Tiếp đó là Anh và Italy. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận 1.210 ca tử vong, cao nhất thế giới.

Ngày 20/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bày tỏ quan ngại về số lượng ca COVID-19 gia tăng tại các nước nghèo, trong bối cảnh nhiều nước giàu đã bắt đầu nới lỏng phong tỏa. Phát biểu trong cuộc họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom nhấn mạnh rằng vẫn còn một chặng đường dài phía trước trong đợt đại dịch này, đồng thời bày tỏ rất quan ngại về sự gia tăng số ca nhiễm ở những nước có thu nhập thấp và trung bình.

Nguồn: Forbes

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương