Người trồng tiêu 'ghim' hàng trước thông tin giá tiêu tăng trong thời gian tới

Giá tiêu hôm nay 3/6 ghi nhận tăng, giảm trái chiều từ 1.000-2.000 đồng/kg tại Gia Lai và Đồng Nai. Trên thế giới, giá tiêu tại cảng Cochin (Ấn Độ) đi ngang sau khi tăng 2 Rs/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay (3/6) tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg tại Gia Lai lên mức 54.000 đồng/kg. Ngược lại, tại tỉnh Đồng Nai giảm 2.000 đồng xuống mức 52.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại giá tiêu không đổi, tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ở mức 54.000 đồng/kg, tại Bình Phước vẫn ở mức 55.000 đồng/kg, tại Bà Rịa - Vũng Tàu giữ nguyên mức 55.500 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu Tây nguyên và miền Nam hôm nay đã biến động trái chiều từ 1.000-2.000 đồng/kg và đang giao dịch quanh mức từ 52.000-55.500 đồng/kg.

Về nguyên nhân giá tiêu tăng phi mã trong những ngày gần đây, ông Nguyễn Tấn Hiên Phó TGĐ Công ty Cổ phần TM DV XNK Trân Châu, đồng thời là Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết hiện nay thị trường đang nhiễu loạn thông tin về đầu nguyên liệu.

Theo đó, một số đại lí đang găm trữ hàng đẩy giá lên cao để kiếm lời bằng cách tung tin đồn rằng giá tiêu có thể tăng lên tới 70.000 - 80.000 đồng/kg do nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường đang tăng mạnh. 

Điều này dẫn đến người nông dân không muốn bán ra do chờ giá cao hơn nữa, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc mua hàng.

Thị trường

Giá (đồng/kg)

thay đổi

Bà Rịa – Vũng Tàu

55.500

0

Đồng Nai

52.000

-2.000

Bình Phước

55.000

0

Đắc Nông (Gia Nghĩa)

54.000

0

Đắc Lắc

54.000

0

Gia Lai (Chuse)

54.000

+1.000

 

Ở thị trường thế giới,  giá tiêu tại cảng Cochin  (Ấn Độ) đi ngang, sau khi tăng 2 Rs/kg trong phiên trước đó. Theo đó, vào lúc 17h ngày 3/6/2020 là 330 Rs/kg tiêu đã phân loại, chưa phân loại là 310 Rs/kg.   

Ngày

Thị trường

Loại 

Giá (Rs./Kg)

2/6/2020

Cochin

Đã phân

330

2/6/2020

Cochin

Chưa phân

310

Dẫn nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, tại Ấn Độ, nhu cầu địa phương đối với gia vị có vẻ đang tăng lên nhờ một báo cáo quảng bá phương pháp ayurvedic (một hệ thống y học Hindu truyền thống có nguồn gốc từ Ấn Độ) để đối phó với dịch COVID-19, theo The Hindu BusinessLine.

Điều này bắt đầu thúc đẩy các bang khác nhau khuyến khích sử dụng hạt tiêu, gừng, đinh hương, quế... cho các công thức ayurvedic để điều trị đại dịch, theo đó dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu về hạt tiêu trong những ngày tới, ông Kishore Shamji của Kishor Spices cho biết.

Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu lại giảm tại Mỹ và châu Âu- các thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới khi diễn biến dịch bệnh vẫn đang phức tạp.

Giá tiêu trên thị trường thế giới có khả năng sẽ có hướng giảm trong thời gian tới, khi phải chịu tác động kép từ đại dịch và áp lực dư cung.

Bên cạnh đó, thị trường hạt tiêu toàn cầu còn gặp khó khăn do nguồn cung bị gián đoạn do các yêu cầu cách ly xã hội và hạn chế thông quan hàng hóa của nhiều nước trên thế giới.

PHƯỢNG LÊ

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương