Người Việt ăn 5,2 tỷ gói mỳ/năm,

Năm 2018, Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỷ gói mì, đứng thứ 5 thế giới về lượng tiêu thụ.

Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), 2 năm trở lại đây mức tiêu thụ mì gói của Việt Nam gia tăng mạnh. Báo cáo mới nhất của WINA cho thấy, 2018 Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỷ mì gói, tăng 2,76% so với cùng kỳ 2017 và tăng 8,3% so với 2015.

mì

Hiện, Việt Nam là nước xếp thứ 5 thế giới về tiêu thụ mì gói, sau Trung Quốc (40,25 tỷ gói), Indonesia ( 12,540 tỷ gói), Ấn Độ (6,06 tỷ gói) Nhật Bản (5,780 tỷ gói).

Đặc biệt, với dân số 95 triệu dân vào năm 2018, trung bình một người Việt ăn gần 55 gói mì một năm, cao hơn cả quốc gia dẫn đầu về lượng tiêu thụ mì gói là Trung Quốc (31 gói), Indonesia (46,4), Nhật Bản (45,8).Trong khi đó, nghiên cứu của Đại học Baylor và Harvard được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho biết, mì ăn liền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Hiện nay, cuộc sống bận rộn, nhiều người chọn bữa sáng thường xuyên là mì gói, thậm chí là bữa chính cho cả gia đình. Trong khi đó, thành phần chủ yếu của mì là carbohydrate, mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.Việc ăn mì nhiều, thường xuyên, sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, kể cả những gói mỳ cao cấp.

BTL

Có thật thời trang “mì ăn liền” đang thoái trào?

Có thật thời trang “mì ăn liền” đang thoái trào?

Mặc dù ngành công nghiệp thời trang đang trên đà phát triển tốt nhưng vẫn có rất nhiều nhà bán lẻ đang vật lộn để duy trì sự sống.