Đàn ông sau khi kết hôn, thường được chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Những anh chồng ngoan, tháng nào cũng nộp đủ lương cho vợ, không thiếu một đồng. Vợ đưa lại cho bao nhiêu để chi tiêu cá nhân cũng chịu, không một lời ca thán, phàn nàn.
Nhóm 2: Những người đàn ông “đong giọt nước mắm, đếm củ dưa hành”, tuyệt nhiên không bao giờ đưa hết tiền cho vợ giữ, mỗi tháng “khoán” cho vợ 1 khoản coi như hết nghĩa vụ, hoàn thành trách nhiệm, mà chẳng cần quan tâm chừng ấy có đủ để mua đồ ăn thức uống, bỉm sữa cho con hay không.
Nghe đến đây là đủ hiểu, đâu là kiểu đàn ông biết thương vợ thương con, đâu là kiểu đàn ông bo bo bom bỏm, ích kỷ chỉ biết nghĩ cho riêng mình. Lấy phải ông chồng thuộc nhóm số 2, chị em chắc chắn khó lòng mà vui vẻ được…
Tiếc thay, trên đời vẫn còn những người vợ “kém may” như thế…
Chồng lương 30 triệu nhưng nhất quyết chỉ đưa vợ 5 triệu tiền ăn, dù gia đình có 4 người
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một chị vợ khiến ai đọc cũng thấy xót xa, thương cảm.
Nhà 2 vợ chồng, 2 con nhỏ mà chồng chỉ đưa 5 triệu lo tiền ăn uống… |
Người con đầu là con riêng của chị vợ, chị không yêu cầu chồng đóng góp tiền nuôi con riêng. Nhưng 2 người lớn, 1 trẻ con, sống ở Hà Nội mà tiền ăn giới hạn trong 5 triệu vẫn là điều không tưởng! |
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người phải "mắt chữ O, miệng chữ A", vì không thể tin nổi trên đời lại có ông chồng ki kiệt, tính toán với vợ con đến mức thà ra ngoài tự túc ăn uống còn hơn đưa tiền cho vợ lo chuyện chợ búa.
Quá bức xúc, nhiều người khuyên chị vợ này... bỏ chồng |
"Tiền chung thì đồng lòng, tiền riêng thì lòng cũng riêng" |
"Như thế này là ở ghép, là bạn chung phòng chứ vợ chồng gì"... |
Tựu trung lại, nghe câu chuyện của chị vợ này, mọi người chỉ biết thở dài, thương cảm chứ cũng chẳng thể gợi ý một phương án giải quyết khả thi.
Đoạn tin nhắn giữa chị và chồng trong bức ảnh phía trên cho thấy anh chồng này chẳng hề biết thương vợ, thương con. Đàn ông mà thế, có 2 triệu tiền ăn cũng kì kèo thì thú thật, là hết đường "cứu chữa".
Bài học xương máu cho hội độc thân: Trước khi kết hôn, phải làm rõ 4 điều này!
Không ai muốn lấy phải một ông chồng "đong lọ nước mắm, đếm củ dưa hành"; cũng không ai muốn có một cô vợ tiêu tiền như "phá mả", chẳng biết chắt chiu, dành dụm.
Ảnh minh họa |
Thế nên trước khi quyết định về chung một nhà, để không rơi vào cảnh "ố á hoảng loạn" vì khác biệt quan điểm, tư duy trong việc chi tiêu, tiết kiệm, các cặp đôi nên nghiêm túc ngồi xuống, thảo luận 4 điều dưới đây.
1 - Mức thu nhập và các khoản nợ của mỗi người
Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát chỉ là chuyện khả thi khi chưa về chung một nhà. Chẳng ai muốn kết hôn xong lại phải đi gánh những khoản nợ mà bản thân mình chẳng phải người đi vay.
Lúc ấy, bỏ thì thương, vương thì tội. Tựu trung là cả hai chẳng ai vui vẻ, hạnh phúc được.
Vì vậy, hãy thành thật với nhau về mức thu nhập hoặc các khoản nợ, không chỉ thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương, mà còn hạn chế nhiều cuộc xung đột không đáng có trong hôn nhân.
2 - Làm rõ trách nhiệm tài chính của từng người trong hôn nhân
Sau khi thành thật với nhau về mức thu nhập hiện tại cũng như các khoản nợ, có 3 câu hỏi mà các cặp đôi nên làm rõ:
1. Ai là người quản lý tài chính trong gia đình?
2. Tỷ lệ đóng góp của mỗi người cho các khoản chi phục vụ đời sống, khoản tích lũy, khoản tiết kiệm phục vụ các mục tiêu lớn (sinh con, mua nhà, mua xe,...)?
3. Mỗi người sẽ dành bao nhiêu % thu nhập để phục vụ sở thích cá nhân của mình?
Ảnh minh họa |
Không làm rõ 3 vấn đề này từ ban đầu, đời sống hôn nhân rất có thể sẽ rơi vào tình cảnh một người tủi hờn, một người nhởn nhơ như câu chuyện của chị vợ phía trên.
3 - Cùng nhau "thử" gánh vác trách nhiệm tài chính trước khi cưới
Bàn bạc, thống nhất là bước đầu. Sau đó, cả hai có cùng nhau thực hiện được đúng như những gì đã đề ra hay không lại là chuyện khác. Để giảm thiểu sai số trước khi "ván đã đóng thuyền", tốt nhất là nên cho nhau thời gian thử nghiệm trọng trách đóng góp, gánh vác tài chính.
Có thử mới biết kế hoạch đề ra, vai trò của từng người trong việc đóng góp, quản lý tài chính đã phù hợp hay chưa. Rồi từ đó, mới tìm được hướng xử lý, giải quyết.
4 - Thành thật về các thói quen chi tiêu chưa tốt của bản thân
Không có gì khó hơn việc thừa nhận "tôi đã sai", đặc biệt là với những người có cái tôi quá cao. Tuy nhiên, hãy nghĩ đơn giản rằng, chúng ta không có ai là hoàn hảo. Người giỏi kiếm tiền rất có thể cũng sẽ là người tiêu tiền như nước. Người giỏi tiết kiệm có thể sẽ có lúc hơi "khắc nghiệt" với bản thân khi nghĩ tới chuyện hưởng thụ cuộc sống.
Tất cả những điều đó đều rất bình thường. Vấn đề quan trọng chỉ là bạn có nhận ra cái chưa đúng của bản thân, để điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống gia đình hay không mà thôi.
Chồng nổi giận khi biết tôi dùng tiền tiết kiệm trả nợ cho em trai nhưng ngày mẹ vợ ốm đau tìm đến nhà, anh lại rất lịch sự
Mẹ lo sợ vì nợ nần mà vợ chồng em trai bỏ nhau, nên đã nhiều lần xin tôi cầm cố sổ đỏ để trả nợ giúp em.