Nhật Bản không thể chỉ dựa vào xe điện để làm sạch khí thải giao thông

Nhật Bản đã vạch ra mục tiêu năm 2040 về việc phát triển mở rộng các phương tiện điện khí hóa, như một phần trong nỗ lực thực hiện hóa lượng khí thải carbon bằng 0 vào năm 2050.

Vẫn còn rất nhiều công việc phải làm để đạt được mục tiêu đặt ra theo thỏa thuận Paris về thời hạn nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C. Các quốc gia tham gia đã đồng ý nỗ lực loại bỏ các cấp hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch, nguyên nhân chính gây ra sự nóng lên toàn cầu.

Theo Liên Hợp Quốc, vận tải đường bộ hiện được cung cấp chủ yếu bằng nhiên liệu hóa thạch, chịu trách nhiệm cho 10% lượng khí thải toàn cầu và lượng khí thải của nó đang tăng nhanh hơn so với bất kỳ lĩnh vực nào khác. 

Không có gì phải bàn cãi rằng lĩnh vực này góp phần quan trọng trong cuộc khủng hoảng khí hậu. Thay vì chỉ dựa vào điện khí hóa để giảm lượng khí thải ra liên quan đến giao thông vận tải, chúng ta cần tận dụng tất cả các giải pháp bền vững và sẵn có, bao gồm cả nhiên liệu tự nhiên tái tạo.

Nhật Bản không thể chỉ dựa vào xe điện để làm sạch khí thải giao thông - Ảnh 1.

Một chiếc xe đổ nhiên liệu tại một trạm thủy điện ở Tokyo. Nhật Bản cần nhiều giải pháp năng lượng để đạt được các mục tiêu phát triển. Ảnh: Nikkei

Chính phủ Nhật Bản cũng đã thông báo rằng họ sẽ tiếp tục bán ô tô chạy bằng xăng mới vào giữa những năm 2030 và dự kiến sẽ mua 5.000 xe tải điện lớn vào cuối thập kỷ này. Tokyo đặt mục tiêu mở rộng các điểm cộng cộng cho xe điện chạy bằng pin từ 30.000 lên 150.000 vào năm 2030.

Những sáng kiến này chỉ đưa ra một số bước tiến quan trọng đang được thực hiện ở Nhật Bản, nhưng còn nhiều việc phải làm để thay đổi cục diện hướng tới mục tiêu giảm lượng khí thải từ giao thông đường bộ. 

Nhật Bản không thể chỉ dựa vào xe điện để làm sạch khí thải giao thông - Ảnh 2.

Nhiên liệu diesel tái tạo của Neste đang được một chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn của Nhật Bản sử dụng trong một số phương tiện phân phối của mình. Ảnh: Nikkei

Nhật Bản đưa ra đề xuất yêu cầu các nhà máy lọc dầu pha trộn cồn sinh học vào xăng, giúp giảm lượng khí thải từ xe khách. Nhưng đối với các phương tiện giao thông hạng nặng, hay cả những phương tiện công cộng hiện đang chạy bằng động cơ diesel thì vẫn chưa được đề xuất bất cứ biện pháp nào. 

Mặc dù xe điện có thể góp phần giảm lượng khí thải, nhưng vẫn có những điểm khác biệt về phạm vi, chi phí và sự phù hợp cần xem xét. Phạm vi lái xe rút ngắn của xe tải điện đã được chứng minh là một rào cản đặc biệt. Các ước tính cho thấy để chạy được quãng đường 300 km, một chiếc xe tải lớn sẽ cần tới 2,5 tấn pin. Điều này sẽ hạn chế khối lượng hàng hóa mà mỗi xe tải có thể chuyển đổi.

Nhật Bản không thể chỉ dựa vào xe điện để làm sạch khí thải giao thông - Ảnh 3.

Để đạt được mục tiêu không có carbon vào năm 2050, Nhật Bản cần phải giảm 46% lượng khí thải so với năm 2013.

Nhiên liệu tái tạo đã có sẵn trên thị trường và được sử dụng với ô tô, xe tải hiện tại mà không cần thay đổi hoặc sửa đổi động cơ của chúng. FamilyMart, một trong chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản, đã sử dụng nhiên liệu diesel tái tạo từ Neste trong một số phương tiện vận chuyển hàng hóa có trụ sở tại Yokohama.

Được sản xuất từ các nguyên liệu thô có thể tái tạo, như chất thải công nghiệp hay dầu ăn đã qua sử dụng hoặc chất thải từ mỡ động vật trong ngành công nghiệp thực phẩm, là một giải pháp đã được chứng minh cho mọi phương tiện vận tải.

Mặc dù nhiên liệu tái tạo là một giải pháp sẵn có, nhưng chìa khóa thực sự để giảm phát thải từ giao thông đường bộ là sự hợp tác từ chính phủ, doanh nghiệp để cùng nhau giải quyết các thách thức.

Nhật Bản không thể chỉ dựa vào xe điện để làm sạch khí thải giao thông - Ảnh 4.

Nhật Bản có thể xem xét để thúc đẩy nhanh quá trình giảm dần lượng khí thải từ các phương tiện giao thông tiện lợi. Ảnh: electrive

Song song đó, các công ty có trách nhiệm và cơ hội duy trì tính cạnh tranh bằng cách chuyển đổi hoạt động kinh doanh của họ để trở nên bền vững hơn. Khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò là người tạo ra sự thay đổi. Điều này được chính phủ các khu vực phi lợi nhuận công nhận, dẫn đến một loạt các loại hình hợp tác tác động khác nhau giữa khu vực công và tư nhân.

Mặc dù sự kết hợp phù hợp giữa các giải pháp khử cacbon sẽ dành riêng cho nhu cầu và môi trường của từng quốc gia tại Châu Á, nhưng một số giải pháp đã có sẵn để sử dụng nhanh chóng. 

Trong trường hợp của Nhật Bản, rõ ràng là cần có một chuỗi giải pháp, bao gồm hydro và nhiên liệu tái tạo, cùng với điện để đạt được các mục tiêu đặt ra như một phần của mục tiêu không phát triển ròng vào năm 2050 của quốc gia.

(Nguồn: Nikkei)

TÚC