Một nhân viên lao công ở trường đại học Trung Quốc mới đây chia sẻ những hình ảnh về đồ vật bỏ đi của sinh viên gây tranh cãi. Người này nói: "Hãy nhìn những vật dụng không còn dùng nữa của sinh viên trường đại học hiện đại này. Những đôi giày có lẽ các con chưa từng đi nữa”. Đính kèm là bức ảnh những chiếc giày thương hiệu lớn còn mới cứng, thậm chí có đôi còn nguyên trong hộp.
Sự việc sau khi được đưa lên mạng đã làm dấy lên sự bàn tán sôi nổi. Nhiều người nhận định, ai cũng muốn ăn mặc rực rỡ và chú ý đến hình ảnh của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là phung phí.
Thực tế có rất nhiều học sinh biết cần cù, tiết kiệm, hiểu cuộc sống không hề dễ dàng, hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ. Nhưng bên cạnh đó, không hiếm học sinh, sinh viên chỉ nghĩ tới nhu cầu của mình. Một số thứ hiển nhiên vẫn còn dùng được nhưng hơi cũ vẫn bị họ cho “ra rìa”, mua mới để giữ thể diện. Không ít em có hoàn cảnh không quá dư dả nhưng vẫn tiêu xài lãng phí để bằng bạn bằng bè.
Nhiều người để lại bình luận: "Quần áo và giày dép đã là gì? Chỉ khi nhìn đồ ăn thừa trong căng tin mới thấy đau lòng. Nhiều đứa chỉ ăn khơi khơi vài miếng rồi thừa nguyên cả đĩa. Rõ ràng là giới trẻ ngày nay không hiểu thế nào là tiết kiệm”; "Vào đại học không phải để học mà là để đi nghỉ dưỡng và ăn chơi”; "Chúng ta không thể đổ lỗi cho nhà trường về những chuyện như thế này. Nguyên nhân chính là do gia đình thiếu giáo dục và sự chiều chuộng vô lối của cha mẹ".
Không thể phủ nhận rằng tác động của giáo dục gia đình có ý nghĩa sâu rộng, nó sẽ đồng hành cùng đứa trẻ trong suốt cuộc đời và luôn ảnh hưởng đến lời nói và việc làm của trẻ. Tiếc rằng một số bậc cha mẹ không hiểu. Họ cung phụng con quá mức mà không biết rằng đang bỏ qua việc trau dồi cho con những đức tính quan trọng nhất.
Trên thực tế, cha mẹ càng dạy con cách tiết kiệm từ sớm, trẻ sẽ biết cách chi tiêu, sử dụng tiền bạc hợp lý trong tương lai. Một nghiên cứu của Trường Đại học Cambridge, vương quốc Anh cho biết: Thói quen tài chính của đứa trẻ được hình thành từ khi lên 7 tuổi. Vậy nên các bậc cha mẹ cần giáo dục cho con biết sớm về việc này, biết quản lý càng sớm càng tốt.
Hiện nay có một số các bạn trẻ luôn dùng đồ đắt tiền, tiêu không suy nghĩ nhưng thực tế nhiều lúc không có tiền để ăn trưa, đó là lỗ hổng về quản lý tài chính.
Mỗi lúc trẻ nhận được một số tiền nào đó như tiền thưởng học tập, tiền sinh nhật, tiền lì xì, cha mẹ hãy hướng dẫn con phân chia số tiền vào lọ riêng. Cha mẹ đừng quên nói cho trẻ hiểu về thứ tự ưu tiên của các phần, không được phép sử dụng lọ dành cho phần này cho việc ở phần kia và ngược lại. Trẻ cũng cần biết tiền tiết kiệm có tính chất dài hạn, có thể sử dụng cho các kế hoạch như học tập, chăm sóc sức khỏe, đồ chơi...
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng cần sớm dạy con các chủ đề bao gồm kiếm tiền – tiết Kiệm – chi tiêu – thiện nguyện hay quyên góp. Với kiếm tiền, cha mẹ có thể giới thiệu cho con biết tiền là gì cũng như nó đến từ đâu. Nói cho con biết bản chất của tài chính là sự quy đổi sức lao động và chúng ta có thể kiếm được nếu làm việc chăm chỉ. Cha mẹ cũng có thể chỉ cho con thấy mọi đồ vật trong nhà mà con sử dụng đều đến từ sự vất vả và thời gian lao động của mọi người mà có.
Trong quá trình dạy trẻ tiết kiệm, điều quan trọng, cha mẹ nên giúp con bạn lập kế hoạch chi tiêu. Bằng cách này, đứa trẻ sẽ học được cách làm thế nào phân bổ đồng tiền cho hợp lý, từ đó hiểu ý nghĩa của tiết kiệm. Cần chỉ cho trẻ thấy sử dụng tiền vào một việc gì đó có cần thiết không, có hợp lý không.
Con nhặt những đôi giày cũ của bạn cùng lớp về nhà, hành động của ông bố được khen: Dạy con thế này về sau tha hồ hưởng phúc
Một lời nói hay một cử chỉ nhỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng đủ làm cha mẹ cảm động, không cần phải nói nhiều lời.