Dịch bệnh bùng phát căng thẳng tại TP.HCM từ cuối tháng 4/2021, có ngày ghi nhận đến hơn 17.000 ca nhiễm, 340 ca tử vong (ngày 23/8).
“Lúc đó bệnh nhân rất đông, lúc nào giường bệnh cũng kín mít. Có những ca tuyến dưới chuyển lên đã rất nặng, hấp hối và tử vong ngay lúc nhập viện hoặc vài giờ sau đó, rất đau lòng mà không thể làm gì hơn. Có những nhân viên y tế rơi vào khủng hoảng, ám ảnh đến mất ăn, mất ngủ”, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM (thời điểm đó là Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới), nhớ lại những ngày ấy và nói tiếp: “Trong giai đoạn khẩn cấp đó, chúng tôi trực chiến xuyên đêm để kịp thời tiếp nhận, giúp bệnh nhân thở ô xy, hồi sức để hy vọng cứu sống”.
Bệnh viện dã chiến, trung tâm hồi sức tích cực cấp tập được thành lập, lực cứu chữa bệnh nhân căng thẳng chưa từng thấy.
“Đau đớn nhất của người làm bác sĩ là BN tử vong ngay trước mặt mà không làm gì thêm được. Bệnh nhân tăng cao và ngoài sức dự báo. Nhiều BN đưa vào, tử vong ngay cửa cấp cứu. Tâm lý anh em nặng nề, và có một số trường hợp khủng hoảng”, TS-BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy kiêm Giám đốc BV hồi sức Covid-19 chia sẻ.
“Chúng tôi cứ tự hỏi mình phải làm gì để giảm tỷ lệ tử vong trên BN nặng và nguy kịch. Vậy phải làm gì? Đó là y bác sĩ tình nguyện lao vào trận chiến, làm liên tục 24, 36 hay 48 giờ, không ai than vãn việc ra trực hay không…”, TS-BS Nguyễn Tri Thức nói, “Chúng tôi cảm nhận sâu sắc sự hy sinh, đau đớn và mất mát của đồng bào, chiến sĩ, nhân viên y tế... Lễ tưởng niệm vào đêm 19.11 sẽ giúp người ra đi yên nghỉ”.
Tại nhiều điểm nóng dịch bệnh đã phải oằn mình trải qua những thời điểm cam go nhất.
Đến ngày 18/11, Bình Dương có hơn 245.321 ca Covid-19, trong đó 90% số ca đã được chữa khỏi. Cao điểm có những ngày Bình Dương đã ghi nhận hơn 5.600 ca nhiễm. Theo ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, khi số ca Covid-19 trên địa bàn Bình Dương tăng từ 10.000 - 20.000 ca,.
Tại Đồng Nai, vừa bước qua tháng 7/2021, dịch lan quá nhanh, sâu và rộng, không thể dập hết. BV dã chiến được thành lập tổng cộng 11 cơ sở. Nhiều bệnh viện vừa lập ra được vài ngày đã kín BN. Từ tháng 8 đến giữa tháng 9/2021 dịch bùng phát nặng.
Bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết bản thân ông lo lắng rất nhiều thứ: BV quá tải, tầng điều trị thứ 3 (BN Covid-19 triệu chứng nặng) thì thiếu máy móc, thiết bị, thuốc đặc trị.
“Tôi nhớ lúc đó trung bình một ngày tử vong khoảng 6 người, đó là con số lớn, áp lực càng đè nặng lên nhân viên y tế. Nhưng sau đó nhờ sự chi viện kịp thời của Bộ Y tế và các tỉnh bạn, được các doanh nghiệp tặng máy móc, thiết bị, từ đó năng lực điều trị tăng lên. Tỷ lệ tiêm vắc xin ngày càng cao giúp Đồng Nai dần dần đẩy lùi được dịch bệnh. Hiện nay số ca F0 vẫn cao nhưng không còn nguy hiểm như trước nữa”, bác sĩ Vũ nói.
Giá tiêu xuất khẩu Việt Nam vẫn ở mức trên 4.200 USD/tấn
Thị trường tiêu hôm nay 18/11, không có nhiều biến động tại các địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Giá tiêu dao động 82.500 - 85.000 đồng/kg.