Giao tiếp giữa người với người cũng là một môn nghệ thuật khi mà bạn không chỉ cần chú ý đến lời nói và hành động của mình mà còn cần có đủ nhận thức về thứ gọi là “giới hạn”. Điều gì được nói, điều gì không, việc gì nên làm, việc gì không, tất cả đều cần để ý, có như vậy, bạn mới có thể được coi là một người có EQ cao. Thậm chí ngay cả việc một chuyện đơn giản như đến thăm nhà người khác, nếu vô tình làm 4 việc như dưới đây, bạn cũng dễ khiến người khác thấy mất cảm tình.
1. Đến tay không
Khi bạn đến nhà người khác làm khách, bạn thường nghe người đó nói: “Đến chơi là được rồi, quà cáp làm gì”. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn nên thực sự đến tay không. Dù mối quan hệ giữa hai người có thân thiết đến đâu, bạn cũng không thể tay không mà đến nhà họ, nếu không bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy thất vọng và ngượng ngùng.
Trong trường hợp này, chủ nhà không thực sự để ý đến món quà bạn mang tới mà thứ họ quan tâm là thái độ của bạn bè đối với mình.
Ảnh minh họa |
2. Đánh giá các món ăn một cách tùy ý
Nhiều người nghĩ rằng mình và chủ nhà có mối quan hệ tốt hoặc giả muốn thể hiện mình là người thẳng tính nên vừa vào bàn ăn là thoải mái đánh giá các món ăn chủ nhà đãi. Thế nhưng, làm như vậy sẽ khiến chủ nhà cảm thấy rất xấu hổ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai người. Bởi suy cho cùng, tùy tiện đánh giá các món ăn thực chất như thể bạn đang ám chỉ rằng chủ nhà không có lòng, tiếp đãi khách không tốt.
3. Thực sự coi mình là khách
Khi bạn là khách đến chơi nhà, hầu hết chủ nhà sẽ nói những lời khách sáo để tránh cảnh ngượng ngập xảy ra. Tuy nhiên, dù mối quan hệ giữa hai người có ra sao thì cũng không nên an tâm coi mình là khách rồi chỉ ngồi đó hưởng thụ sự tiếp đã hiếu khách của chủ nhà. Khi nỗ lực của chủ nhà không nhận được phải hồi, trong lòng họ ít nhiều sẽ thấy hụt hẫng. Cảm giác hụt hẫng này sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực hơn, thậm chí khiến mối quan hệ xuất hiện rạn nứt.
Khi đến thăm nhà bạn bè, bạn có thể làm một số việc trong khả năng của mình. Không cần phải làm việc gì quá nặng nhọc nhưng bạn hoàn toàn có thể phụ giúp một số việc nhỏ nhặt như dọn bàn ghế, dọn bát đũa trước bữa ăn hoặc vứt rác sau khi ra về. Điều này có thể kéo gần khoảng cách giữa mọi người một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Ảnh minh họa |
4. Có qua mà không có lại
Bản chất của việc giao tiếp là có qua có lại, có cho có nhận. Không mấy ai sẵn sàng chỉ cho đi mà không cần nhận lại bất cứ điều gì. Đặc biệt, nếu một mối quan hệ muốn duy trì lâu dài thì sự cho và nhận lẫn nhau chính là cách tốt nhất.
Khi một trong hai bên đã “cho đi” một thời gian dài nhưng không nhận lại được gì, đối phương sẽ có cảm giác thất vọng, không được coi trọng. Dần dà, mối quan hệ giữa hai người sẽ càng ngày càng xa cách. Bởi vậy nên, trong quá trình giao tiếp giữa người với người, hay đơn giản là khi được mời đến nhà người khác làm khách, bạn cũng nên chú ý đến quá trình “có qua có lại” này.
Người khác mời bạn đến nhà họ, bạn cũng có thể mời họ đến nhà bạn. Nếu không tiện thì hãy tìm các phương án thay thế phù hợp. Điều này sẽ khiến bạn của bạn cảm thấy được rằng bạn thực sự coi trọng họ cũng như mối quan hệ giữa hai người. Một mối quan hệ cân bằng mới có thể son sắc, dài lâu, nhớ nhé!
Sếp hỏi “cái gì thuộc về bạn nhưng người khác có thể tuỳ ý sử dụng?”: Nữ ứng viên EQ cao đưa đáp án bất ngờ
Nữ ứng viên EQ cao đưa đáp án khiến nhà tuyển dụng phải thán phục.