Những sai lầm thường thấy khi thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ

Khi triển khai thực hiện Luật sở hữu trí tuệ, không ít cá nhân, doanh nghiệp đã mắc những sai lầm đáng tiếc.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là việc đầu tiên mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm ngay từ khi bắt đầu phát triển ý tưởng và chuẩn bị cho việc đưa ý tưởng ra thị trường. Dưới đây là những sai lầm mà các các nhân, tổ chức doanh nghiệp cần tránh khi thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ.

Việc tiết lộ các ý tưởng mới, đặc biệt là các sáng chế, trước khi nộp đơn để được bảo hộ quyền SHTT là một sai lầm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
Việc tiết lộ các ý tưởng mới, đặc biệt là các sáng chế, trước khi nộp đơn để được bảo hộ quyền SHTT là một sai lầm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp

Công khai ý tưởng quá sớm

Việc tiết lộ các ý tưởng mới, đặc biệt là các sáng chế, trước khi nộp đơn để được bảo hộ quyền SHTT là một sai lầm  của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Điều này có thể làm mất lợi thế cạnh tranh của cá nhân, doanh nghiệp trước các đối thủ. Đồng thời có thể ngăn cản cá nhân, doanh nghiệp hưởng lợi tài sản trí tuệ của mình trong tương lai.

Hiểu lầm về quyền sở hữu trí tuệ tại các nước

Khi thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm, nhiều cá nhân, doanh nghiệp cho rằng các nước đều có thủ tục đăng ký giống nhau. Đó là một hiểu lầm tai hại dễ gây mất thời gian, chi phí. Trên thực tế, mỗi quốc gia sẽ có những quy định, thủ tục đăng ký khác nhau. Không thể áp dụng hình thức đăng ký tại nước này cho nước khác được.

Không thực hiện việc tra cứu trước khi đăng ký

Trước khi đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm, các cá nhân, doanh nghiệp cần tra cứu thông tin trên website của chính phủ. Tránh tình trạng bị trùng sản phẩm khi nộp hồ sơ.  Nếu bị trùng sản phẩm thì nguy cơ bị kiện tụng và bồi thường là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Không đăng ký bảo hộ quốc tế

Hiện có nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang hiểu sai về phạm vi bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm tại Việt Nam. Từ đó dẫn đến việc không đăng ký bảo hộ quốc tế hoặc khu vực đối với những sản phẩm do mình tạo ra và được xuất khẩu trên toàn cầu.

Không sử dụng bản đồ tài sản trí tuệ (IP)

Thị trường không phải là một chỉ báo chính xác về các công nghệ hiện có hoặc bên thứ ba được bảo vệ. Việc phân tích bản đồ sáng chế có thể mang lại cho tổ chức ( trường đại học, Viện nghiên cứu…), doanh nghiệp nhiều thông tin giá trị về công nghệ mà họ quan tâm trước khi đầu tư một lượng thời gian và kinh phí đáng kể vào một dự án nghiên cứu. Một phân tích toàn cảnh công nghệ có thể tiết lộ một tổ chức, công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu khác có thể đăng ký quyền bảo hộ đối với công nghệ mà doanh nghiệp theo đuổi. Như vậy, việc phân tích tổng quan sẽ không chỉ giúp tổ chức, doanh nghiệp ngăn ngừa lãng phí tài nguyên trong nghiên cứu phát triển, mà còn cung cấp những hiểu biết có giá trị về trạng thái công nghệ để xác định các cải tiến cần thiết hoặc cơ hội đổi mới xung quanh công nghệ của bên thứ ba.

Không thiết lập các điều khoản rõ ràng về quyền sở hữu trí tuệ trong các thỏa thuận lao động hoặc với các nhà cung cấp bên thứ ba

Tùy thuộc pháp luật của mỗi quốc gia, kết quả công việc do nhân viên hoặc nhà thầu độc lập thực hiện có thể không thuộc về tổ chức, doanh nghiệp. Do đó nên đưa ra điều khoản về quyền sở hữu SHTT trong các thỏa thuận liên quan, để xác định quyền sở hữu SHTT, ngay cả giữa những người đồng sáng lập, và thận trọng với những công việc quan trọng sử dụng dịch vụ của đối tác bên ngoài.

Không giám sát IP của đối thủ cạnh tranh

Theo dõi hồ sơ IP (đặc biệt là quan phân tích toàn cảnh bằng sáng chế, tìm kiếm nhãn hiệu, thiết kế) của đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng
Theo dõi hồ sơ IP (đặc biệt là quan phân tích toàn cảnh bằng sáng chế, tìm kiếm nhãn hiệu, thiết kế) của đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng

 Theo dõi hồ sơ IP (đặc biệt là quan phân tích toàn cảnh bằng sáng chế, tìm kiếm nhãn hiệu, thiết kế) của đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng. Những thông tin này có thể có ích như công cụ cảnh báo sớm về các công nghệ hoặc sản phẩm mới mà đối thủ cạnh tranh sắp giới thiệu ra thị trường; đồng thời giúp doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời trong hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc tiếp thị sản phẩm.

Không xác định IP hiện có

Hầu hết các công ty mới thành lập cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không nhận ra các tài sản có giá trị hiện có trong doanh nghiệp. Không nhận thức được một IP có giá trị sẽ ngăn cản doanh nghiệp đưa ra chiến lược bảo vệ. Một công ty mới thành lập nên thường xuyên đặt ra câu hỏi, "Điều gì mà chúng ta đang làm tốt hơn những người khác?" câu trả lời có khả năng hướng đến một tài sản vô hình đáng được bảo vệ.

Thiếu tài liệu IP

Lưu giữ hồ sơ về các ý tưởng và nghiên cứu luôn luôn là một thói quen tốt. Những tài liệu này không chỉ có thể hữu ích trong trường hợp quyền SHTT bị thách thức, mà còn giúp doanh nghiệp tự nâng cao và đổi mới trên nền tảng các ý tưởng đã có.

Không có ngân sách để bảo vệ quyền SHTT

Bảo vệ IP an toàn có thể tốn kém ngay cả khi chi phí này trải dài trong vài năm. Một công ty mới thành lập thường thiếu đủ kinh phí và có khả năng không phân bổ đủ nguồn lực cho hồ sơ IP, chi phí bảo trì cũng như phí trả cho các chuyên gia IP, những người sẽ hỗ trợ công ty trong việc lập hồ sơ. Các doanh nhân thường sẽ cố gắng quản lý chi phí bằng cách trì hoãn nộp đơn xin SHTT, cố gắng tự soạn thảo các tài liệu đăng ký hoặc lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ giá rẻ hơn nhưng không đủ tiêu chuẩn. Các công ty khởi nghiệp cần phải dành ngân sách cho các chi phí đảm bảo quyền SHTT. Doanh nghiệp khởi nghiệp nên tính chi phí bảo vệ quyền SHTT (bao gồm phí dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ) vào quá trình huy động vốn.

P.V

Tăng cường hợp tác và nâng cao khả năng thực thi trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Tăng cường hợp tác và nâng cao khả năng thực thi trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng được coi là một công cụ toàn diện thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế và bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh.