Trào lưu khởi nghiệp (start-up) ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhưng họ quan tâm đến việc bán được sản phẩm thật nhanh mà quên đi một vấn đề quan trọng không kém, đó là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đối với mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp đều cần phải nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh doanh và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Tài sản sở hữu trí tuệ được xem là loại tài sản có giá trị lớn nhất và đóng vai trò chủ chốt trong quyết định rót vốn của nhà đầu tư. Hiểu một cách đơn giản, tài sản sở hữu trí tuệ có thể là tên thương mại, bí mật kinh doanh, các bằng sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả…
Ảnh minh họa. |
Việc bảo hộ và khai thác tài sản trí tuệ trong thời gian qua đã cho thấy vị trí then chốt và cũng là vấn đề sống còn với bất cứ doanh nghiệp cũng như start-up nào. Khi nhà sáng tạo có ý thức bảo vệ tài sản trí tuệ cho start-up sẽ tránh được tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình cũng như tránh xâm phạm quyền của người khác
Trong thời buổi kinh tế ngày càng hội nhập, cơ hội tạo ra cũng đồng nghĩa cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp. Không còn là sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước mà còn là trong và ngoài nước. Và bảo về quyền sở hữu trí tuệ là một hành động cần thiết và cấp bách hiện nay khi bước vào môi trường kinh doanh.
Bước đầu khi các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ gặp không ít khó khăn và một trong số đó là việc chưa nắm rõ, chắc kiến thức về nhận diện và đánh giá các tài sản trí tuệ. Theo số liệu thống kê được từ cục Sỡ hữu trí tuệ cho thấy đến 80% doanh nghiệp khởi nghiệp chưa hiểu rõ về sở hữu trí tuệ cũng như tầm quan trọng của nó trong khởi nghiệp
Tuy nhiên, tại Việt Nam, không ít start-up thường lơ là hoạt động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, dẫn đến khó khăn, vướng mắc nếu nảy sinh tranh chấp, kiện tụng. Ngoài ra, việc đăng ký trải qua thủ tục khá phức tạp, tốn kém, pháp luật không bảo hộ về ý tưởng sáng tạo, ý tưởng kinh doanh nên có thể một số doanh nghiệp ngại đăng ký tránh gặp phải những rủi ro.
Ngoài ra, việc đăng ký trải qua thủ tục khá phức tạp, tốn kém, pháp luật không bảo hộ về ý tưởng sáng tạo, ý tưởng kinh doanh... (Ảnh minh họa) |
Các chủ sở hữu doanh nghiệp thường tự nghĩ ra một cái tên thật hay mà không biết rằng, cái tên đó có thể đã được công ty khác dùng trước... vô hình chung sẽ bị coi là xâm phạm bản quyền.
Chủ động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ giúp start-up tiết kiệm nguồn lực bao gồm chi phí, hời gian, tâm trí, sức lực. Thêm vào đó, start-up được bảo hộ trí tuệ sẽ thuận lợi trong việc tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động cập nhật kiến thức, nâng cao khả năng nhận diện các đối tượng sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp và lựa chọn cơ chế bảo hộ phù hợp.
Tài sản của một doanh nghiệp bao gồm: tài sản hữu hình - gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng và tài sản vô hình gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả được tạo ra từ sáng tạo. Những năm gần đây, các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình.
Tuy nhiên, vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp. Trên thực tế, bằng việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và còn giúp tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.
Trên thực tế, bằng việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và còn giúp tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. (Ảnh minh họa) |
Việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm còn là một trong những con đường giúp doanh nghiệp tăng cường lưu thông hàng hóa ở trong nước cũng như nước ngoài.
Sau khi nhận thức đầy đủ giá trị sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp khởi nghiệp cần ngay lập tức quyết định để đăng ký bảo hộ, đặc biệt là các sáng chế, bí quyết, biểu trưng, nhãn hiệu, biểu tượng, thiết kế nhằm mục đích thiết lập quyền sở hữu, ngăn cản người khác hoặc đối thủ đăng ký trước và cạnh tranh không lành mạnh trong tương lai.
Trên thực tế, có nhiều người khởi nghiệp khi vẫn đang làm thuê cho doanh nghiệp khác. Điều này dễ dần đến việc doanh nghiệp sẽ yêu cầu nhân viên ký Thỏa thuận chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. Người lao động sẽ phải thừa nhận và đồng ý rằng bất kỳ ý tưởng và sáng chế mới do người lao động phát triển liên quan đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp đều thuộc sở hữu hoàn toàn của doanh nghiệp. Lúc này, người sáng tạo cần biết rõ công việc, sản phẩm khởi nghiệp của mình được thực hiện ở đâu, khi nào, phải nắm vững quyền và nghĩa vụ vị trí việc làm của mình trong doanh nghiệp, bao gồm các nghĩa vụ liên quan đến chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ và không cạnh tranh.
Nếu có nhiều nhà sáng lập cùng khởi nghiệp, các bên cần thống nhất các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ ngay từ trước khi start-up hoạt động bằng văn bản có hiệu lực pháp lý. Nhà sáng lập cũng cần ghi chép cẩn thận thành biên bản cho các cuộc thảo luận phát triển ý tưởng hoặc cổ phần của start-up.
Nếu ý tưởng này đang tìm tài trợ thì cần có lưu bản sao bởi các nhà đầu tư có thể cần đến thông tin đó. Nếu các nhà đồng sáng lập không còn làm việc cùng nhau, các bên cũng cần quy định rõ ràng quyền sở hữu đối với từng với ý tưởng bằng văn bản.
Đối với việc tuyển dụng, các sart-up phải hết sức cẩn trọng khi tuyển dụng nhân viên mới, cần đảm bảo ứng viên không bị ràng buộc bởi một thỏa thuận không cạnh tranh (không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh); yêu cầu ứng viên chứng minh rằng họ không mang theo bất kì tài liệu, thông tin bảo mật hoặc độc quyền của bên tuyển dụng trước đó; yêu cầu nhân viên mới cam kết không sử dụng bất kì thông tin bảo mật hoặc độc quyền của bên thứ ba.
Đối với việc tài trợ hay tư vấn, cần xác định rõ ai sở hữu cái gì. Tài sản trí tuệ được tạo ra trước khi thành lập phải được chuyển giao cho doanh nghiệp thông qua một thỏa thuận bằng văn bản. Tất cả nhân viên phải kí các thỏa thuận về Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ như điều kiện tuyển dụng. Tất cả các nhà tư vấn/ nhà thầu độc lập nên kí thỏa thuận nêu rõ nghĩa vụ chuyển giao tài sản trí tuệ mà họ phát triển cho doanh nghiệp.
Bài viết nằm trong dự án “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030" do Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam chủ trì.
---
"Bài viết nằm trong dự án “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030" do Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam chủ trì"
Alibaba định hướng lại hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu sau hàng loạt sai lầm
Gã khổng lồ thương mại điện tử đang đặt cược vào trải nghiệm mua sắm được cải thiện, trí tuệ nhân tạo (AI) và nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ ở nước ngoài để lấy lại động lực.