Sở hữu trí tuệ và nền kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức và quyền sở hữu trí tuệ luôn đi song hành với nhau.

Trong quá trình phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay, vai trò của nền kinh tế tri thức vô cùng quan trọng. Quá trình phát triển kinh tế phải đi kèm với khả năng khuyến khích, thúc đẩy và duy trì đổi mới sáng tạo. Mỗi nền kinh tế cần tập trung xây dựng hệ thống pháp lý ghi nhận vai trò của nền tri thức cũng như xác định và bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cho tác giả và các nhà phát minh.Trong nền kinh tế ấy, tri thức – nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt…

Tiềm năng phát triển của nền kinh tế và sự thịnh vượng cho xã hội. Còn quyền sở hữu trí tuệ được xác định là quyền “bảo hộ kinh tế” dành cho chủ thể. Đối với tri thức đã chuyển hóa vào hàng hóa, dịch vụ lưu thông. 

Trong nền kinh tế ấy, tri thức – nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt… (Ảnh minh họa)
Trong nền kinh tế ấy, tri thức – nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt… (Ảnh minh họa)

Ở nhiều nước trên thế giới, kinh tế tri thức đi cùng với quyền sở hữu trí tuệ từ lâu đã là ưu tiên hàng đầu với phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như lưu thông hàng hóa, thương mại. 

Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần có một hệ thống thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả như các nước có trình độ phát triển cao hơn. Để thực hiện điều đó, mỗi quốc gia trước tiên cần xây dựng một khung pháp lý và thể chế phù hợp, nâng cao nhận thức về vai trò các quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ các ngành công nghiệp vốn lấy nhãn hiệu và bằng sáng chế làm trụ cột. 

Để các doanh nghiệp có “thương hiệu” mà trên thực tế là cần cả quá trình lao động sáng tạo vì vậy trong bất kỳ hoàn cảnh nào đây cũng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. 

Ngoài ra, vai trò tư vấn của các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở hướng dẫn doanh nghiệp và cả người tiêu dùng hiểu được các quy định pháp luật về phòng, chống vi phạm bản quyền, hàng gian, hàng giả đã được ban hành... mà còn cần tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và truyền tải đến công chúng, từ đó tạo ra hàng rào bảo vệ thương hiệu. 

Kinh tế tri thức và quyền sở hữu trí tuệ luôn đi song hành với nhauVai trò của nền kinh tế tri thức là rất quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh cao. Nền kinh tế tri thức giúp tăng cường năng suất, hiệu quả và chất lượng của sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho lao động có kỹ năng cao, thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.... Bên cạn đó kinh tế tri thức còn có khả năng tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp và quốc gia. Nền kinh tế tri thức đặt tri thức và sự đổi mới sáng tạo là trung tâm cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Quyền sở hữu trí tuệ là sự đảm bảo pháp lý cho tri thức. 

 Nền kinh tế tri thức đặt tri thức và sự đổi mới sáng tạo là trung tâm cho sự phát triển kinh tế – xã hội. (Ảnh minh họa)
 Nền kinh tế tri thức đặt tri thức và sự đổi mới sáng tạo là trung tâm cho sự phát triển kinh tế – xã hội. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, quá trình xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á cũng đối diện với nhiều thách thức.

Dù sở hữu trí tuệ là một vấn đề cơ bản trong nhiều lĩnh vực nhưng chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành trọng tâm cơ bản trong phát triển. Các đơn vị thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng không đủ nguồn lực vật chất và tài chính để đảm bảo vấn đề này. Không chỉ vậy, trong tình hình hiên nay, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến, thậm chí là có nhiều hình thức tinh vi hơn có thể gây ra hậu quả vô cùng tai hại là làm khủng hoảng niềm tin, làm xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, phát triển kinh doanh, lợi ích doanh nghiệp. Quan trọng hơn nữa là làm thui chột động lực lao động sáng tạo của chủ thể giảm năng suất lao động. 

Việt Nam được đánh giá có nhiều điểm sáng về trình độ nhận thức và mức độ phát triển hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ. (Ảnh minh họa)
Việt Nam được đánh giá có nhiều điểm sáng về trình độ nhận thức và mức độ phát triển hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ. (Ảnh minh họa)

Việt Nam được đánh giá có nhiều điểm sáng về trình độ nhận thức và mức độ phát triển hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, kinh tế Việt Nam cũng được nhận định sẽ phát triển hơn nữa nếu tập trung vào các lĩnh vực lợi thế, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ sản phẩm. Việc áp dụng các chiến lược phù hợp để định hình vị thế của sản phẩm trong nước với các nước khác cũng có vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, hoạt động phòng, chống hàng giả và vi phạm bản quyền đã và đang là vấn đề ưu tiên trong chính sách công của Việt Nam.

---

"Bài viết nằm trong dự án “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030" do Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam chủ trì"

Thanh Mai

CEO JPMorgan Chase: Nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ

CEO JPMorgan Chase: Nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ

Tổng giám đốc (CEO) kiêm Chủ tịch ngân hàng lớn nhất Mỹ JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon, cho biết tại sự kiện của Câu lạc bộ Kinh tế New York hôm thứ Ba (22/4) rằng sự bùng nổ kinh tế của Mỹ là "không thể tin được". “Ngay cả khi chúng ta rơi vào suy thoái, người tiêu dùng vẫn ở trạng thái tốt”.