Từ 25-26/03, Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp (COSTAS) thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và trường Đại học Lạc Hồng tổ chức chương trình tập huấn “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học và đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ” thu hút đông đảo khách mời và cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của trường và các trường bạn như trường đại học công nghệ, trường cao đẳng y tế Đồng Nai đăng ký tham gia.
Chương trình được tổ chức nhằm mục đích nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên các Trường đại học, đồng thời thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các trường đại học. Khách mời tham gia chương trình là các diễn giả, chuyên gia về sở hữu trí tuệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, tiêu chuẩn chất lượng: ThS. Lê Thị Khánh Vân – nguyên Phó Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghiệp Quốc gia; ThS. Trần Giang Khuê – Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại TP. HCM; ThS. Nguyễn Thị Minh Lý – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Quacert, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng, Chủ nhiệm nhiệm vụ.
Về phía Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có PGS.TS Trần Thị Hồng – Phó hiệu trưởng Nhà trường; Trường Đại học Lạc Hồng có TS. Nguyễn Thị Thu Lan, Phó Hiệu trưởng nhà trường cùng sự góp mặt của trưởng phó các đơn vị phòng, ban, khoa, viện, trung tâm và đông đảo thầy cô là cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của các Trường.
PGS.TS Trần Thị Hồng – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phát biểu khai mạc |
TS. Nguyễn Thị Thu Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lạc Hồng – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Đồng Nai phát biểu khai mạc |
Phát biểu khai mạc buổi tập huấn, PGS.TS Trần Thị Hồng và TS. Nguyễn Thị Thu Lan đã chia sẻ, bày tỏ mong muốn qua chương trình này, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên các Nhà trường hiểu rõ về vai trò sở hữu trí tuệ, sử dụng tốt công cụ này trong nghiên cứu khoa học, quy trình chuyển đổi các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thương mại.Thông qua việc thương mại hóa này các nhà khoa học có thể thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp, chuyển giao kết quả nghiên cứu hoặc hợp tác với các công ty, tổ chức khác để phát triển và thương mại hóa sản phẩm.
Để giúp cho các nhà khoa học dễ hiểu hơn về sở hữu trí tuệ, Ths. Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM, cũng đã chia sẻ với các đại biểu một số nội dung về nhận diện, đăng ký bảo hộ và quản trị tài sản trí tuệ trong trường đại học, đơn vị nghiên cứu, hướng dẫn cách khai thác, áp dụng quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ các ý tưởng, phát minh, sáng chế, tác phẩm nghệ thuật và các sản phẩm sáng tạo khác.
ThS. Trần Giang Khuê – Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM hướng dẫn về quản trị tài sản trí tuệ trong trường đại học |
Tại buổi tập huấn, ThS. Lê Thị Khánh Vân – nguyên Phó Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, đã trực tiếp chia sẻ các về các thông tin cũng như hướng dẫn giảng viên, nghiên cứu viên tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức về chuyển giao công nghệ và hợp tác doanh nghiệp, bao gồm cả việc nắm vững các khái niệm, quy trình, quy định pháp lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao công nghệ. Qua đây khuyến khích các đại biểu có mặt tại buổi tập huấn tiếp tục cố gắng trong con đường sự nghiệp, nâng cao năng lực bản thân, đặc biệt là giúp các đại biểu có thêm thông tin và hiểu rõ về sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ thành công
ThS. Lê Thị Khánh Vân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp, Hội nữ trí thức Việt Nam hướng dẫn phương thức thương mại hóa |
Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và trường ĐH Lạc Hồng, việc khai thác các sáng chế, tài sản trí tuệ, kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai hoạt động sở hữu trí tuệ được thực hiện một cách bài bản hướng đến hỗ trợ hiệu quả cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để hình thành các doanh nghiệp tiến tới thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn đời sống, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước.
ThS. Nguyễn Thị Minh Lý – Nguyên Phó Giám đốc Quacert, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng, Chủ nhiệm nhiệm vụ, chia sẻ tại lớp Tập huấn và chụp ảnh cùng Ban Lãnh đạo Hội Nữ trí thức Đồng Nai |
Thông qua chương trình tập huấn “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ” lần này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Trường Đại học Lạc Hồng với vai trò là đơn vị phối hợp tổ chức hy vọng đã góp phần mang đến cho cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên đang công tác trong và ngoài trường có mặt tại chương trình tập huấn có cơ hội học hỏi từ những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học. Qua đó, các thầy cô nâng cao hiệu suất làm việc và phát triển các kỹ năng quản lý tài sản trí tuệ, trang bị thêm được nhiều kiến thức về chuyển giao công nghệ và hợp tác với doanh nghiệp; ứng dụng quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ các ý tưởng, phát minh, sáng chế, tác phẩm nghệ thuật/sáng tạo; kiểm soát việc sử dụng và thương mại hóa kết quả của công trình nghiên cứu; chuyển đổi các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thương mại… Xa hơn nữa là có thể vận dụng kiến thức tập huấn vào thương mại hóa, thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc hợp tác với các doanh nghiệp để phát triển – thương mại hóa sản phẩm, tạo ra giá trị kinh tế.
Các cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tham dự tập huấn |
Các cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên Trường Đại học Lạc Hồng tham dự tập huấn |
Hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ các kết quả nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên là chủ trương của các lãnh đạo 2 trường được khuyến khích và ủng hộ. Để quản lý và khai thác có hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, các Nhà trường giao cho Phòng Khoa học Công nghệ phụ trách làm đầu mối hướng dẫn thủ tục và tiến hành đăng ký. Kinh phí đăng ký và tư vấn hỗ trợ làm hồ sơ đăng ký bằng sáng chế ở Cục Sở hữu trí tuệ được Trường hỗ trợ 100%. Tất cả sáng chế đăng ký là kết quả nghiên cứu của giảng viên – nghiên cứu viên trong trường, và các sáng chế này đều do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và trường Đại học Lạc Hồng làm chủ đơn.
Trong thời gian sắp tới, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Trường Đại học Lạc Hồng sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ dành cho tác giả của các giáo trình, tài liệu tham khảo biên soạn; tiếp tục đăng ký độc quyền sáng chế các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt, thúc đẩy triển khai hơn nữa các hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa tài sản trí tuệ, góp phần tái đầu tư cho nghiên cứu khoa học.
Các học viên tham dự buổi tập huấn chụp ảnh lưu niệm |
Các học viên tham dự buổi tập huấn chụp ảnh lưu niệm |
Vai trò của Sở hữu trí tuệ (IP) trong hành trình khởi nghiệp của Ths.Trần Thị Hương Giang- người sáng lập Công ty Genatech Pharmaceuticals
Ths.Trần Thị Hương Giang được WIPO lựa chọn và đài thọ tham gia sự kiện Festival đổi mới sáng tạo (Shetrade) của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC ở AbuDhabi.