Nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực STEM tại Việt Nam

Theo LHQ, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lĩnh vực STEM trên toàn cầu chỉ ở mức 20%, tại Việt Nam con số này thậm chí còn thấp hơn nhiều.

Lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) đang đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lĩnh vực này còn rất hạn chế, đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc thúc đẩy bình đẳng giới trong STEM.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp Đại học Cao đẳng Việt Nam (VNEI)phối hợp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Bách Khoa Hà Nội (BK Holdings) tổ chức Hội thảo “Xây dựng giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm các ngành STEM”.

Hội thảo “Xây dựng giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm các ngành STEM” vừa diễn ra vào sáng ngày 24/10, tại TP HCM (Ảnh: Giaoduc.vn)
Hội thảo “Xây dựng giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm các ngành STEM” vừa diễn ra vào sáng ngày 24/10, tại TP HCM (Ảnh: Giaoduc.vn)

Hội thảo diễn ra sôi nổi với sự tham dự của gần 100 đại biểu, bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp công nghệ và các nữ sinh khối ngành kỹ thuật. Sự kiện là diễn đàn để các bên cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em gái phát triển trong lĩnh vực STEM.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lĩnh vực STEM trên toàn cầu chỉ ở mức 20%, tại Việt Nam con số này thậm chí còn thấp hơn. Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thúy Anh, Quản lý Chương trình của UN Women, nhấn mạnh sự chênh lệch này là một thực trạng đáng báo động. PGS.TS Trần Thị Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cho rằng nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ định kiến giới, thiếu tự tin của phụ nữ và trẻ em gái khi lựa chọn các ngành học STEM, cũng như thiếu hụt các chương trình hỗ trợ và định hướng nghề nghiệp.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Hồng phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: giaoduc.vn)
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Hồng phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: giaoduc.vn)

Để thu hẹp khoảng cách giới trong STEM, hội thảo đã tập trung thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực. Cần nâng cao nhận thức và giáo dục bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới, khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái theo đuổi các ngành STEM từ bậc học phổ thông. Đồng thời, cần cung cấp thông tin nghề nghiệp đầy đủ, giúp học sinh tiếp cận thông tin về các ngành nghề STEM, từ đó có định hướng lựa chọn phù hợp.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ tài chính và đào tạo cũng đóng vai trò quan trọng. Cần có các chương trình học bổng, cố vấn, đào tạo chuyên môn cho lao động nữ, tạo điều kiện để họ phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực STEM. Ngoài ra, cần xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, thúc đẩy các chính sách hỗ trợ phụ nữ thăng tiến, cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Cuối cùng, tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan là yếu tố then chốt để tạo ra các chương trình toàn diện, thúc đẩy sự tham gia và thành công của phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực STEM.

Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại Việt Nam. Hy vọng rằng, với những nỗ lực chung của các bên liên quan, khoảng cách giới trong STEM sẽ dần được thu hẹp, góp phần tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng và phát triển bền vững.

Bài tổng hợp từ giaoduc.vn

PV (Tổng hợp)

Thủ tướng: Việt Nam hợp tác chặt chẽ với ASEAN để thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ

Thủ tướng: Việt Nam hợp tác chặt chẽ với ASEAN để thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh những đóng góp to lớn của người phụ nữ.