Nở rộ dịch vụ 'hợp tác sinh con' mà không cần tình yêu: đứa trẻ bị ảnh hưởng thế nào?

"Câu hỏi đặt ra là mối quan hệ không yêu đương giữa người bố và người mẹ ảnh hưởng thế nào tới họ cũng như đứa trẻ?", giáo sư Golombok cho biết

Hiện nay xuất hiện một dịch vụ được gọi tên là "đồng phụ huynh" bao gồm những người không muốn mất thời gian cho yêu đương và lo hôn nhân đổ vỡ, gánh nặng tài chính.... nhưng vẫn muốn có con. Họ sẽ cùng nuôi dạy con cái một cách thuần túy, không ràng buộc tình cảm, thậm chí không sống chung.

Hiện tượng này tuy còn khá mới mẻ nhưng đang dần phổ biến. Ban đầu, nó xuất hiện trong cộng đồng đồng tính nam và dần mở rộng ra cả những người dị tính. 

Jenica Anderson và Stephan DuVal là một cặp
Jenica Anderson và Stephan DuVal là một cặp "đồng phụ huynh".

Các "đồng phụ huynh" chủ yếu tìm đối tác qua các trang web như: Coparents - trang web được thành lập từ năm 2008 ở châu Âu, hai phần ba trong số 120.000 thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới là người dị tính. Modamily, ra mắt năm 2012 ở Los Angeles, có hơn 30.000 thành viên quốc tế, 80% dị tính. Ở Anh, trang web PollenTree.com thu hút 53.000 người đăng ký, nữ giới chiếm 60%. 

Giáo sư Susan Golombok, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gia đình thuộc Đại học Cambridge, tác giả cuốn sách We Are Family (Chúng ta là gia đình) đã nghiên cứu các hình thức gia đình mới từ thập niên 1980.

"Câu hỏi chính đặt ra là mối quan hệ không yêu đương giữa người bố và người mẹ ảnh hưởng thế nào tới họ cũng như đứa trẻ? Tỷ lệ đổ vỡ sẽ cao hơn hay thấp hơn?", giáo sư Golombok cho biết.

Bà cho rằng chất lượng mối quan hệ và mức độ thân thiết của hai bố mẹ sẽ tác động đến đứa trẻ, có thể việc không có sự lãng mạn lại tạo ra môi trường ổn định. Có rất nhiều đứa trẻ được sinh ra từ mối quan hệ "đồng phụ huynh" không ràng buộc tình cảm, con số này có thể lên tới hàng nghìn. 

Một nghiên cứu năm 2015 có sự tham gia của bà Golombok đã phát hiện động cơ chính để tìm một người "đồng phụ huynh" trên mạng là muốn con mình biết mặt cả bố lẫn mẹ đẻ. Vài trường hợp khác lo lắng về chuyện già đi và gánh nặng tài chính. Tuy nhiên cũng như các mối quan hệ khác, "đồng phụ huynh" cũng có nhiều khó khăn và cũng có thể đổ vỡ. 

Amy 37 tuổi ở California sinh con gái Amy với một người bạn lâu năm cách đây 6 năm. Mẹ Amy phấn khích vì có cháu ngoại song bố cô lại cho rằng đây là một lựa chọn "tồi tệ".

Lúc Emma chào đời, đồng phụ huynh của Amy ngủ trên sofa để giúp cô cho bé ăn vào ban đêm. Khi Emma lớn lên, họ chia đôi việc chăm con và sắp xếp thời gian biểu sao cho cả hai đều được gần gũi con gái. Nhiều vấn đề bắt đầu xuất hiện từ đây. 

"Quan hệ tình dục để thụ thai đã khiến cả hai chúng tôi bối rối. Anh ấy bắt đầu gọi tôi là em yêu và hy vọng vào một mối quan hệ thực sự", Amy chia sẻ. "Chúng tôi phải tìm đến nhà trị liệu. Nỗi lo lớn nhất của tôi là rời xa Emma, còn anh ấy sợ nhất bị bỏ rơi".

Hiện tại, nếu có ai hỏi ý kiến Amy về việc sinh con không cần tình yêu, cô chắc chắn sẽ nói "không". Dù đã tìm một đồng phụ huynh để tránh tổn thương song Amy lại cảm thấy mình như vừa trải qua một cuộc ly dị.

"Tôi cảm thấy xấu hổ vì lựa chọn của mình. Nhìn lại, tôi tự hỏi liệu con mình thực sự cần một người cha hay đó là áp lực xã hội", cô bộc bạch.

Thanh Mai

Sáng 25/10, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19, thế giới gần 43 triệu ca bệnh

Sáng 25/10, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19, thế giới gần 43 triệu ca bệnh

Tính đến 6h ngày 25/10, Việt Nam không có thêm ca mắc COVID-19 mới. Thông tin từ Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19...