Nộp hơn 300 hồ sơ nhưng chỉ một nơi nhận, nữ sinh sốc ngang: "Cử nhân Bắc Đại mà làm việc này?"

Phát ngôn của cô gái trẻ này đã gây ra nhiều tranh cãi.

Sức ép kiếm việc thời điểm hiện tại của người trẻ tại đất nước tỷ dân Trung Quốc ngày càng trở nên tăng cao. Dẫn theo số liệu thống kê tờ South China Morning Post, tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị ở Trung Quốc tăng 5,7% trong tháng 11. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên từ 16-24 tuổi ở mức 17,1%. 

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân này đã, đang và sẽ sản sinh ra loạt thế hệ cử nhân mới đong đảo. Theo ước tính của Bộ Giáo dục Trung Quốc, số lượng sinh viên mới tốt nghiệp đại học bước vào thị trường lao động trong năm 2023 ở mức cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể, đất nước này đã có 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học vào tháng 6/2023, tăng 820.000 so với năm 2022.

Trước tình trạng này, nhiều sinh viên giỏi, tốt nghiệp ngành hot, trường top nhưng ra trường không thể tìm kiếm việc làm, phải chọn các công việc chân tay như làm shipper, giao hàng nhanh cũng không phải là chuyện hiếm. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nhiều sinh viên dù đã tìm được một công việc khá tốt, nhưng lại không hài lòng vì sau quá trình đi làm, bản thân lại cảm thấy không phù hợp. Đơn cử như câu chuyện của một nữ sinh Trung Quốc mới đây chẳng hạn. Nói qua về profile, cô gái này từng tốt nghiệp trường Đại học Bắc Kinh - ngôi trường hàng đầu Trung Quốc. Nhưng vì học một chuyên ngành tương đối không phổ biến, đã thế còn không phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân, nên sau khi tốt nghiệp "Bắc Đại", cô đã quyết định đi du học. Trở về nước, thay vì chọn về quê sinh sống thì cô nàng lại quyết ở lại Bắc Kinh để lập nghiệp. 

Trong đợt tuyển dụng mùa thu vừa rồi, cô đã rải hồ sơ xin việc ở hơn 300 công ty, nhưng không nơi nào phản hồi ngoại trừ làm việc ở một số ngân hàng quốc doanh với vị trí giao dịch viên. Vì đó không phải mục tiêu nghề nghiệp mà bản thân mong muốn, nên cô nàng đã đăng bài phàn phàn nàn trên mạng xã hội rằng, sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh lại... phải trở thành một giao dịch viên. Thậm chí, cô còn nhấn mạnh bản thân cảm thấy xấu hổ, không dám gặp mặt bạn bè sau khi nhận công việc này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xem qua bài đăng này, nhiều netizen không khỏi bất bình, việc được trở thành nhân viên giao dịch ngân hàng đã là một điều đáng tự hào, ngoài kia biết bao người khao khát, ấy thế mà cô nàng này còn thấy "xấu hổ" vì "được" trở thành giao dịch viên. Có nghịch lý không cơ chứ?

Song song với đó, cũng có một vài người bênh vực cô gái này vì họ cho rằng cô đã cố gắng rất nhiều để vào học Bắc Đại, nên kỳ vọng về một công việc tốt và phù hợp với bản thân là hoàn toàn đúng đắn. Đó còn chưa kể nếu phải đảm nhận một vị trí công việc mà bản thân không yêu thích thì tương lai cũng không đâu vào đâu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Từ vụ việc này, chúng ta nhận ra một điều, nhiều bạn trẻ ngày nay đang chạy đua theo ngành hot, trường top mà quên đi mất khả năng và niềm đam mê thực sự của mình. Họ nghĩ rằng cứ vào trường danh giá là chắc chắn có việc làm nhưng thực tế không phải như vậy. Để kiếm được việc làm, điều này phải dựa trên sự giao thoa của nhiều yếu tố. Việc học trường đại học hàng đầu không thể đảm bảo được rằng bạn sẽ có thu nhập khủng và được các công ty trải thảm về làm việc sau khi tốt nghiệp được.

Do đó, trước khi điền vào đơn đăng ký nguyện vọng, các bạn học sinh phải tìm hiểu thật kỹ xem bản thân thật sự phù hợp với ngành nghề nào. Tránh chọn bừa, chọn cho có, chọn vì bạn thân mình cũng chọn... bởi như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của bạn. 

Theo Sohu

Đông

Một đồng đội cũ của SofM tuyên bố thất nghiệp, có thể phải chuyển nghề để 'tìm đường sống'

Một đồng đội cũ của SofM tuyên bố thất nghiệp, có thể phải chuyển nghề để "tìm đường sống"

Từng rất tài năng nhưng người đồng đội cũ của SofM có thể phải chuyển nghề để tự cứu bản thân.